Lý do khiến hải quân Anh “bất lực”

Cuối tháng 9 vừa qua, Hải quân Hoàng gia Anh ra mắt tàu ngầm năng lượng hạt nhân mới nhất lớp Astute, HMS Artful cùng với tàu khu trục thế hệ thứ sáu lớp Daring, HMS Duncan. Nhìn bên ngoài, việc hạ thủy các tàu chiến trên rất ấn tượng và hoành tráng, nhưng đằng sau đó là một loạt các khó khăn mà quân đội nước này đang phải đối mặt.

Có lẽ đáng lo ngại hơn cả vẫn là Hải quân Hoàng gia: Các tàu chiến có nhiệm vụ chính giúp quân đội Anh chống lại các cuộc tấn công tiềm tàng trong thế kỷ 21, lại bị hạn chế về khả năng chống lại máy bay và tên lửa của đối phương.

Tàu ngầm mới chạy thì bị mắc cạn, tàu ngầm cũ bị hủy, còn các tàu khu trục thì được bảo trì nhưng lại không có khả năng chống lại tàu ngầm của đối phương. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì ngân sách của Bộ Quốc phòng Anh đã giảm đi một nửa so với 30 năm trước.

Mới đây, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố đang tìm kiếm khách hàng mua lại tàu sân bay duy nhất của Hải quân Hoàng gia nước này - tàu sân bay HMS Illustrious - dài 210 mét, lượng choán nước 22.000 tấn, từng được xem là biểu tượng nổi bật nhất của Hải quân Hoàng gia Anh.

Lỗ hổng chí tử đối với tàu ngầm Anh


Tàu ngầm lớp Astute, HMS Artful của hải quân Anh.


Về lý thuyết, các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Astute là tàu ngầm tiên tiến nhất của Anh từng được chế tạo. Nhưng trên thực tế, nó không mạnh như chúng ta nghĩ, hay mắc một loạt các lỗi kỹ thuật và khác xa so với thiết kế ban đầu.

Anh đã lên kế hoạch thay thế tàu ngầm lớp Trafalgar bằng 7 tàu ngầm lớp Astute 7.000 tấn, được cho là tốt nhất thế giới hiện nay, có khả năng mang được 38 qua ngư lôi hoặc tên lửa Tomahawk. Hiện 2 chiếc đã hoàn thành và 4 chiếc đang chế tạo. Nhưng vẫn chưa có chiếc nào được đưa vào sử dụng.

Có hai vấn đề: Một là sự chậm trễ trong việc chế tạo, trong khi các tàu ngầm cũ đang bị "lão hóa" trầm trọng và sẽ ngừng hoạt động trong thập kỷ này. Một trong hai chiếc tàu mới trên đã phải ngừng hoạt động từ đầu năm nay do một bộ phận phản ứng nước làm mát bị rò rỉ.

Hai là sự cơ động, vấn đề chính và nghiêm trọng nhất. Tốc độ di chuyển được thiết kế chỉ hơn 50 km/giờ. Điều này có nghĩa là nó không thể theo kịp với các tàu sân bay để bảo vệ như tàu Nữ hoàng Elizabeth (đang được chế tạo). Trong trận chiến, đó là một lỗ hổng chí tử đối với các tàu ngầm và tàu sân bay.

Theo tờ Guardian, lý do ở đây là sự không tương thích giữa tua bin hơi nước được sử dụng cho các loại tàu ngầm lớp Trafalgar và lò phản ứng hạt nhân được thiết kế cho các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Ngoài ra còn một số vấn đề khác như sự ăn mòn, công cụ giám sát lỗi cho lò phản ứng hạt nhân của tàu ngầm và thậm chí là bị ngấm nước trong khi lặn…

Hạn chế của tàu khu trục

Tàu khu trục lớp Daring HMS Duncan, một trong những chương trình quân sự đáng xấu hổ nhất của lực lượng vũ trang Anh.


Ban đầu, Hải quân Anh có ý định sử dụng tàu khu trục lớp Daring để thay thế cho các tàu khu trục kiểu 42 đã được biên chế cho lực lượng này trong những năm 70. Tàu lớp Daring nặng 8.000 tấn, dài 152 m được cho là có khả năng đối không và chống ngầm tuyệt hảo. Hệ thống đối không được gọi là Sea Viper trang bị radar tần số kép có khả năng theo dõi cùng lúc 1.000 mục tiêu có kích thước nhỏ bằng quả bóng bàn ở khoảng cách 400m.

Bên cạnh đó, tàu này còn được trang bị các loại hệ thống tên lửa tầm trung Aster 15 và tầm xa Aster 30 có tầm bắn lên tới gần 150 km.
Nhưng điểm yếu lớn nhất của nó lại chính là hệ thống thông tin liên lạc. Hệ thống Sea Viper không có khả năng chia sẻ thông tin với các tàu khác thông qua hệt thống vệ tinh. Sự phức tạp của tất cả các hệ thống điện tử mới và việc giám sát chất lượng yếu kém cũng dẫn đến phải trì hoãn nhiều lần và chi phí phình to.

Về tên lửa Aster 15, mặc dù rất cơ động trong vận chuyển và có chức năng như một loại tên lửa phòng thủ cả tầm ngắn và tầm trung, nhưng nó lại chiếm nhiều không gian, dẫn đến việc tàu khu trục này chỉ mang được 20 quả tên lửa. Trong khi đó, tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ mang được 96 quả tên lửa và tàu khu trục lớp Sachsen của Đức mang được 32 tên lửa.

Trong một cuộc tấn công dồn dập hay kiểu tấn công chớp nhoáng đối đầu trực tiếp với các tên lửa chống tàu của đối phương thay vì yểm trợ, thì khả năng phòng thủ tập trung của tàu lớp Daring có lẽ sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, tàu cũng không được trang bị các loại tên lửa tấn công mặt đất.

Đó không phải là tất cả. Hải quân Hoàng gia đã cho “nghỉ hưu” nhiều tàu khu trục nhỏ có khả năng chống ngầm loại 22 mà không có tiền để thay thế. Hiện không có chiếc tàu loại 22 có niên đại từ những năm 70 còn phục vụ trong lực lượng hải quân, 4 cuối cùng đã được bán làm phế liệu năm 2011.

Thiếu máy bay trinh sát biển

Về máy bay trinh sát hàng hải, Vương quốc Anh không có máy bay tuần tra trên biển chuyên dụng. Đây thực sự cũng là vấn đề lớn. Dù ít hay nhiều thì đã là quốc gia có biển ít nhất đều cần một vài chiếc để thực hiện nhiệm vụ tuần tra biển. Thậm chí các nước có lực lượng hải quân quy mô nhỏ như Đan Mạch hay Peru cũng có máy bay tuần tra trên biển.

Máy bay trinh sát hàng hải Nimrod MRA4.


Chúng có vai trò là những đôi mắt và đôi tai của một hạm đội và phối hợp với các hệ thống radar, phao định vị và các thiết bị cảm biến khác để phát hiện tàu địch hoặc thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Anh đã từng sử dụng máy bay do thám hàng hải để theo dõi sự cơ động các tàu ngầm Nga khu vực phía bắc Scotland, giám sát các cuộc tập trận hải quân ở vùng biển Bắc Cực và hộ tống tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Hải quân Hoàng gia. Đó là các loại máy bay Nimrod MR1 và MR2 được đưa vào sử dụng từ năm 1969, nhưng thế hệ máy bay cũ này đã không được sử dụng từ năm 2011.

Anh có kế hoạch thay thế chúng bằng loại máy bay hiện đại hơn, Nimrod MRA4, nhưng lại có một thách thức mới nảy sinh. Chỉ có 1 chiếc MRA4 được chế tạo. “Chiếc MRA4 được chuyển giao cho Không quân Hoàng gia đã có những sai sót khó hiểu mà nó không thể vượt qua chuyến bay thử nghiệm, chỉ đơn giản là không an toàn để bay”, Liam Fox, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, viết trên tờ The Telegraph năm 2011.

Fox, công ty chịu trách nhiệm chế tạo MRA4 đã tìm cách biện minh cho sự thất bại của chương trình: “Thật sự không dễ dàng”. Mười hai chiếc MRA4 bị tháo rời và hơn 6,3 tỷ USD đã đổ sông đổ biển. Vương quốc Anh hiện đang xem xét mua máy bay tuần tra Orion P- 3 của Mỹ để lấp đầy khoảng trống.

Hải quân Hoàng gia Anh là lực lượng lâu đời nhất trong Lực lượng Vũ trang Anh và từng là lực lượng hải quân lớn nhất, hùng mạnh nhất trên thế giới, đóng vai trò chủ yếu trong việc thiết lập nên một đế quốc Anh, có sức mạnh vượt trội trong thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Do sự vươn lên của các lực lượng hải quân khác trên thế giới cùng với những khó khăn hiện nay, hải quân Anh đang mất dần ưu thế vượt trội trên biển. Do đó, nước này cần phải xem xét lại chiến lược phát triển lực lượng hải quân trước khi các vấn đề phát sinh nhiều hơn.


Vũ Thanh (theo Foreign Policy/ Indiandefense)



Thủ tướng Anh đề nghị điều tra tờ Guardian
Thủ tướng Anh đề nghị điều tra tờ Guardian

Thủ tướng Anh David Cameron đã đề nghị Hạ viện lập ủy ban điều tra liệu tờ báo “Guardian” của nước này có vi phạm luật hay làm tổn hại an ninh quốc gia khi đăng tải những tài liệu mật mà cựu nhân viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden cung cấp hay không.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN