Việt Nam nổi lên là một nền kinh tế triển vọng quan trọng của Đông Nam Á

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và an ninh thuộc Đại học Toàn cầu Jindal (Ấn Độ), ông Pankaj Jha mới đây đã đưa ra nhận định về việc Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thăm Việt Nam (30/4 - 1/5) sau khi kết thúc chuyến thăm Indonesia và chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng tiền nhiệm Yoshihide Suga năm 2020.

Chú thích ảnh
Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị thắp sáng trong xe ô tô, xe máy tại Công ty TNHH Điện Việt Nam Stanley (vốn đầu tư của Nhật Bản) tại Hà Nội. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN

Theo ông Pankaj Jha, hai chuyến thăm này đã phản ánh Việt Nam nổi lên là một trong những nền kinh tế triển vọng quan trọng của Đông Nam Á. Chuyến thăm của Thủ tướng Kishida diễn ra gần 5 tháng sau chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính tháng 11/2021.

Trong bài viết trên trang moderndiplomacy.eu, ông Pankaj Jha đã đề cập các cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và người đồng cấp Nhật Bản Kishida, trong đó nêu rõ Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nhật Bản nhằm tìm hiểu quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như phát triển khu công nghệ, công nghiệp phần mềm, khu chế xuất, đưa Việt Nam vào mạng lưới thương mại Nhật Bản, khôi phục Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và xem xét các khả năng khác nhau về quản lý kỹ năng, đào tạo nghề và quảng bá du lịch hai nước.

Theo ông Jha, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nhật Bản nhằm mở ra ra các lĩnh vực liên quan khác mà cả hai nước có thể cùng hợp tác. Cả hai quốc gia đều yêu cầu các con đường thương mại tốt hơn và do đó, việc thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và thúc đẩy thương mại khu vực là ưu tiên của cả hai chính phủ. 

Đề cập đến chuyến thăm của cựu Thủ tướng Suga đến Việt Nam năm 2020, ông Jha cho biết hai bên ký thỏa thuận hợp tác kinh tế và an ninh. Việt Nam cũng đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Hai nước được coi là những đối tác tự nhiên trong việc thúc đẩy an ninh khu vực, thương mại và đầu tư, đổi mới và nghiên cứu cũng như thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng khu vực.

Tiến Hiến (TTXVN)
Hỗ trợ doanh nghiệp hiểu về tác động của Hiệp định RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam 
Hỗ trợ doanh nghiệp hiểu về tác động của Hiệp định RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam 

Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động tuyên truyền quảng bá ASEAN, sáng 19/4, Bộ Thông tin và Truyền thông - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Thông tin Tuyên truyền ASEAN tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền ASEAN với chủ đề "Tác động của Hiệp định RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam và những điều doanh nghiệp cần biết". 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN