Thanh Hóa cần chủ động nguồn giống tái đàn lợn ngay sau khi hết dịch

Ngày 19/3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Xuân Cường đã có chuyến kiểm tra và làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình phòng chống dịch tả lợn châu Phi. 

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại Thanh Hóa.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, ông Nguyễn Đức Quyền đã báo cáo về diễn biến, việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại Thanh Hóa trong những ngày qua. Theo đó, Thanh Hóa đã thành lập 171 chốt kiểm dịch lợn ở các huyện, 11 đội cơ động, triển khai các chốt liên ngành ở đầu tất cả các quốc lộ dẫn vào địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã giao trách nhiệm cho Sở Công Thương xúc tiến tiêu thụ lợn thịt an toàn giúp người chăn nuôi; đồng thời, đề nghị các ngân hàng trên địa bàn tạo điệu kiện cho người nuôi lợn vay để duy trì đàn, tái đàn.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi kiểm tra và làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao sự chủ động vào cuộc, triển khai các giải pháp phòng chống và khoanh vùng dập dịch của Thanh Hóa.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, Thanh Hóa có diện tích rộng, lại là địa bàn trọng yếu, nếu không làm tốt việc chống dịch, dịch lợn sẽ lây lan rộng ra các tỉnh phía Bắc cũng như khu vực miền Trung. Tỉnh Thanh Hóa cũng cần đặc biệt chú ý việc khoanh vùng tốt, giữ đàn lợn giống ông bà, bố mẹ để chủ động nguồn lợn giống tái đàn ngay sau khi hết dịch, không để bị động khan hiếm lợn giống. 

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường (ngoài cùng, bên trái) kiểm tra công tác chuẩn bị hóa chất tiêu độc khử trùng tại chốt kiểm dịch Dốc Xây.

Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng lưu ý tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường tuyên truyền, nhất là phải lồng ghép vào trong các hội nghị, nhưng tránh việc tổ chức rầm rộ các đoàn đi đến tận các trang trại chỉ đạo, vì dễ lây lan mầm bệnh từ chính đoàn kiểm tra sang các trang trại lợn khác; đồng thời, tuyên truyền cho người dân không quá hoang mang và ăn thịt lợn bình thường bởi dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người và động vật khác.

Tính đến đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 28 hộ của 17 thôn, 15 xã của 3 huyện Yên Định, Thiệu Hóa và thành phố Thanh Hóa. Lực lượng thú y buộc phải tiêu hủy 1.230 con lợn có tổng trọng lượng 62.829 kg.

Cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đi kiểm tra tình hình hoạt động tại chốt kiểm dịch động vật Dốc Xây (thị xã Bỉm Sơn).

Tin, ảnh: Trịnh Duy Hưng (TTXVN)
Bắc Ninh khuyến cáo nông dân không nhập đàn lợn mới đến khi hết dịch tả lợn châu Phi
Bắc Ninh khuyến cáo nông dân không nhập đàn lợn mới đến khi hết dịch tả lợn châu Phi

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngay sau khi phát hiện lợn mắc dịch tại hộ chăn nuôi nhà ông Nguyễn Văn Mười, thôn Công Cối, xã Đại Lâm, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có tổng số 17 con lợn bị mắc bệnh, hộ ông Nguyễn Văn Nộm, thôn Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong có 28 con bị mắc bệnh, hộ ông Nguyễn Văn Tới có 49 con mắc bệnh, tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành việc tiêu hủy toàn bộ 94 con lợn ốm, chết với tổng trọng lượng gần 6.000 kg, thành lập các chốt kiểm soát dịch bệnh tại những nơi có dịch, quản lý chặt hố chôn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN