“Đến thời điểm hiện tại, khối lượng thi công của dự án đã đạt khoảng 90%, phần cầu chính đã hợp long từ cuối năm 2019. Hiện nay, các nhà thầu đang đẩy nhanh thi công, hoàn thiện các hạng mục mặt cầu, mặt đường dẫn, lan can… đảm bảo hoàn thành, thông xe đưa vào khai thác trong tháng 3/2020”, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, khi khánh thành và đưa cầu Thịnh Long vào khai thác sẽ nối liền hai bờ sông Ninh Cơ, nơi đã hình thành các khu công nghiệp với các nhà máy đóng tàu lớn, cảng biển Thịnh Long nằm gần cửa biển Lạch Giang được quy hoạch là cảng nước sâu, Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I, khu nghỉ mát Thịnh Long…, hiện thực hóa ước mơ xóa bỏ đôi bờ Ninh Cơ của người dân hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng.
Hiện nay, giao thông kết nối giữa hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng chủ yếu bằng phà rất khó khăn, đặc biệt trong điều kiện mưa bão, cầu Thịnh Long sẽ rút ngắn khoảng 60 km đối với các phương tiện trọng tải lớn và các phương tiện khác khi phà Ninh Cơ không đáp ứng được.
Đối với tuyến vận tải kết nối thị trấn Thịnh Long với thành phố Nam Định, khi hoàn thành cầu Thịnh Long sẽ rút ngắn khoảng 10 km do không phải đi vòng qua cầu Lạc Quần.
Ngoài ra, khi cầu Thịnh Long đi vào khai thác sẽ nâng cao khả năng kết nối với các tỉnh trong khu vực trên tuyến đường ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa; đồng thời tiết kiệm chi phí cho các phương tiện vận tải so với hiện nay.
Dự án xây dựng cầu Thịnh Long có tổng chiều dài toàn tuyến gần 2.360 m, điểm đầu giao cắt với Quốc lộ 21 tại Km 202+400 (thuộc địa phận xã Hải Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), điểm cuối giao cắt với tỉnh lộ 490C tại khoảng Km40+698,42 (thuộc địa phận xã Nghĩa Bình, huyện Nghsông Ninh Cơ cầu Thịnh Long tuyến đường bộ ven biển Nam Địnhĩa Hưng, tỉnh Nam Định).
Dự án được khởi công tháng 9/2017, tổng mức đầu tư 1.158 tỷ đồng, gồm vốn vay từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) là 970,176 tỷ đồng và 187,926 tỷ đồng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.