Quản lý còn lỏng lẻo

Tại Hội thảo "Phân bón giả - tác hại thật" được tổ chức mới đây tại TP Vũng Tàu, nhiều đại biểu cho rằng chính việc xử phạt phân bón giả, kém chất lượng chậm trễ, chưa đủ sức răn đe và chế tài quá nhẹ, thiếu kiên quyết là nguyên nhân chính khiến cho vấn nạn phân bón giả "nhờn thuốc".

Hiện mức xử phạt theo đúng quy định như hiện nay chỉ ở khung khoảng vài triệu đồng cho đến tối đa 100 triệu đồng, chẳng “thấm tháp” vào đâu so với mức lợi nhuận kếch xù từ việc sản xuất phân bón giả mang lại. 

"Quy trình lấy mẫu, phân tích rồi cho ra kết quả của phân bón hiện nay quá lâu, nhiều khi kéo dài 1 - 2 tháng. Quy định lại không cho phép tạm giữ hàng khi chưa có kết quả phân tích mẫu của cơ quan chức năng nên khi có kết quả phân tích mẫu trong tay, phân bón giả, kém chất lượng đã được tẩu tán hoặc tiêu thụ hết", ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, cho biết.

Theo các chuyên gia trong ngành, không quốc gia nào có thị trường phân bón giống như Việt Nam khi có đến 7.000 chủng loại phân bón, trong khi chỉ cần khoảng 200 loại là có thể đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất nông nghiệp cả nước. Chính điều này đã hình thành một “ma trận” làm hoa mắt, đánh lừa nhà nông. 

Bên cạnh đó, trách nhiệm quản lý nhà nước hiện vẫn còn lỏng lẻo khi kết luận của thanh tra ngành nông nghiệp vừa công bố cho thấy trong 11 đơn vị được Cục Trồng trọt cấp giấy cho phép chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón đều có sai phạm. Còn Bộ Công Thương đã cấp xong giấy hợp chuẩn, hợp quy cho các doanh nghiệp với số lượng xấp xỉ 1.000 loại. Tuy nhiên số phân bón nằm ngoài danh mục, trôi nổi trên thị trường vẫn còn ước tính ước xấp xỉ thêm hơn 1.000 loại…
Lê Nghĩa
Thiệt đơn thiệt kép vì phân bón giả
Thiệt đơn thiệt kép vì phân bón giả

Đối mặt với nhiều rủi ro về thị trường, giá cả, thời tiết... nhà nông vẫn không sợ bằng những thiệt hại nặng nề khi sử dụng nhầm phân bón giả.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN