“Phòng vệ thương mại chỉ là liều kháng sinh”

Trao đổi với báo chí, bà Phạm Châu Giang (ảnh), Trưởng phòng Điều tra các vụ việc PVTM, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho rằng các biện pháp PVTM chỉ có thể trợ giúp DN trong một thời gian ngắn.

Về lâu dài, bản thân DN phải tự lực vươn lên và cạnh tranh sòng phẳng với DN ngoại.

Trong quá trình điều tra các vụ việc PVTM, bà thấy có những vấn đề bất cập gì?

Bất cập đầu tiên là về pháp luật. Trước đây, khi chúng ta xây dựng các pháp lệnh PVTM chưa xuất phát từ thực tiễn trong nước mà đơn thuần dịch các hiệp định của WTO. Bây giờ đã đến lúc chúng ta rà soát lại các văn bản pháp luật để xem cái gì chưa phù hợp với thực tiễn, cái gì chưa phù hợp với sự thay đổi của thế giới để thực hiện văn bản pháp lý.
Thứ 2 là năng lực của cơ quan quản lý. Không chỉ là bộ Công Thương mà các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và các Sở Công Thương, bộ ngành khác cũng cần tăng cường nhận thức về biện pháp PVTM. Bên cạnh đó là nhận thức của cộng đồng DN. Thời gian qua, cộng đồng DN đã chủ động yêu cầu sử dụng biện pháp tự vệ nhưng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp phổ biến hơn trên thế giới thì các DN lại chưa quan tâm nhiều.

Khi những rào cản về thuế quan được dỡ bỏ, hàng ngoại tràn vào Việt Nam thì DN Việt sẽ chịu sức ép lớn. Vậy DN Việt cần làm gì để chống đỡ sức ép này?

Khi chúng ta đã gia nhập WTO và ký kết các hiệp định FTA như vừa qua thì việc cạnh tranh là đương nhiên. Có ý kiến nhận định rằng, đến năm 2018, có đến 95% dòng chảy thương mại ra và vào Việt Nam sẽ chịu thuế 0%. Điều này sẽ có tác động 2 mặt, khi xuất khẩu chúng ta được lợi thế, đương nhiên chiều ngược lại chúng ta phải cạnh tranh với hàng giá rẻ tràn vào.
Hiện giờ, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, chẳng hạn như ưu tiên ngành công nghiệp phụ trợ, tăng cường nguồn lao động chất lượng cao cho các ngành công nghiệp. Tất nhiên những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ sẽ mất một khoảng thời gian để phát huy hiệu quả, trong khi lộ trình giảm thuế nhanh hơn như thế. Điều này nhiều DN Việt Nam gặp khó khăn.
Tuy nhiên, theo tôi PVTM chỉ nên được coi là liều kháng sinh dùng khi ốm và phải sử dụng nó với liều lượng nhất định. Qua thời gian đó, chúng ta phải quay lại giải pháp tự tăng cường năng lực cạnh tranh của chính bản thân mình.

Bà có đề xuất gì để sử dụng hiệu quả các biện pháp PVTM?

Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng Luật Quản lý ngoại thương, trong đó có việc rà soát, đánh giá lại pháp luật liên quan đến PVTM và hoàn thiện đưa vào Luật. Hiện dự thảo luật đã được công bố trên Internet để lấy ý kiến của cộng đồng DN, các đơn vị nghiên cứu, cơ quan quản lý liên quan. Chúng tôi hi vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cộng đồng DN đối với luật này.

Hoàng Dương - Thu Trang
Số vụ kiện phòng vệ thương mại quá ít ỏi
Số vụ kiện phòng vệ thương mại quá ít ỏi

Kể từ khi những quy định pháp luật về phòng vệ thương mại (PVTM) được hình thành (năm 2002), hàng hóa Việt Nam đã bị doanh nghiệp (DN) nước ngoài kiện 100 vụ PVTM nhưng chúng ta chỉ kiện lại được 6 vụ, trong đó chỉ có 4 vụ kiện thành công.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN