Những cái nhất của giao thông Thủ đô Hà Nội

Năm 2014 ghi dấu ấn nhiều công trình giao thông mới của Thủ đô Hà Nội. Bằng việc dần hoàn thiện hạ tầng giao thông, diện mạo Thủ đô ngày càng khởi sắc, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, kết nối các vùng miền. Phóng viên báo Tin Tức đã ghi lại những hình ảnh ấn tượng về các công trình này.

Nhà ga hành khách T2 Quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân đến sân bay quốc tế Nội Bài

Nhà ga hành khách T2 Quốc tế Nội Bài.



Khánh thành ngày 4/1/2015, đây là ba công trình trọng điểm quốc gia. Cầu Nhật Tân là một trong ba cầu có số nhịp dây văng lớn nhất thế giới, là cầu thứ 7 phía bắc sông Hồng, với thiết kế gồm 5 trụ tháp, tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội. Nhà ga hành khách T2 Nội Bài tới đây có thể đáp ứng khoảng 10 triệu lượt hành khách/năm, sẽ là nơi đón các đoàn lãnh đạo cấp cao và du khách quốc tế đến với Thủ đô.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai


Thông xe ngày 21/9/2014, cao tốc Nội Bài - Lào Cai có quy mô lớn nhất Việt Nam, với tổng mức đầu tư giai đoạn I gần 1,5 tỷ đô la, dài 245 km, đi qua TP Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Cao tốc Nội Bài - Lào Cai là bước đột phá lớn của ngành GTVT, giúp giảm thời gian lưu thông từ Hà Nội đi Lào Cai xuống chỉ còn 3,5 tiếng, so với 7 tiếng trước đây, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch cho 5 địa phương.

Cầu Vĩnh Thịnh



Thay cho phà Vĩnh Thịnh, cầu Vĩnh Thịnh khánh thành ngày 8/6/2014 là cầu vượt sông dài nhất Việt Nam. Cầu dài 5,4 km, có tổng mức đầu tư 137 triệu USD, kết nối hai trục hướng tâm QL32 và QL2, cao tốc Nội Bài - Lào Cai tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc, góp phần giảm áp lực giao thông cho: QL2, QL3, QL6, QL32.

Cầu Đông Trù


Cầu nối QL 5 kéo dài, thông xe ngày 9/10/2014 có ý nghĩa quan trọng trong quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội và đồng bằng sông Hồng. Công trình đã tạo trục GTVT phục vụ phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị phía bắc sông Hồng, đường vành đai II, trục liên tỉnh Hải Phòng - Hải Dương - Hưng Yên đi sân bay quốc tế Nội Bài và các tỉnh Tây Bắc... Cầu Đông Trù được áp dụng công nghệ mới cầu vòm ống thép nhồi bê tông và có chiều rộng lớn nhất nước ta hiện nay, lần đầu tiên hoàn toàn do các kiến trúc sư, kỹ sư của Việt Nam thi công hoàn thiện.

Đường vành đai 3 trên cao


Công trình có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông của Hà Nội và các khu vực phụ cận, kết nối các đầu mối đường bộ như: QL1A, QL5, QL18, cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, cao tốc Láng - Hòa Lạc, cao tốc Thăng Long - Nội Bài và tương lai là cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Quảng Ninh với Thủ đô. Đường vành đai 3 trên cao dài hơn 8,9 km, có tổng mức đầu tư 5.547 tỷ đồng, xây dựng bằng vốn ODA Nhật Bản.

Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Lê Văn Lương


Đây là cầu vượt nhẹ lớn nhất Thủ đô về tích hợp độ dài nhất và chiều rộng nhất. Cầu vượt này hoàn thành sớm đã mang lại niềm vui cho nhiều người dân nội đô, vì đã giảm ùn tắc đáng kể giao thông qua nút giao này, nhất là vào giờ cao điểm.

Cầu Vĩnh Tuy



Cầu bắc qua sông Hồng, nối quận Hai Bà Trưng với quận Long Biên, đạt kỷ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam, dài 3,7 km. Cầu hoàn thành đã giảm tải hiệu quả cho các phương tiện lưu thông từ các tỉnh phía Bắc vào nội đô qua cầu Chương Dương bị quá tải trước đây.q




Bài và ảnh: Tiến Hiếu - Huy Hùng

Ngăn chặn tai nạn giao thông từ đăng kiểm
Ngăn chặn tai nạn giao thông từ đăng kiểm

Đăng kiểm là khâu đầu vào quyết định các phương tiện cơ giới được phép tham giao thông vì vậy, ngành giao thông đang siết chặt khâu này để chống tiêu cực.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN