Điều này cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam thích trái cây nhập khẩu nhiều hơn và năm ngoái đã chi hơn 700 triệu USD cho trái cây nhập khẩu. Hiện số số lượng lớn các loại trái cây nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia Chile, New Zealand, Úc…
Ngoài ra, trái cây từ các nước lân cận xuất khẩu qua Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ lớn. Cụ thể, Thái Lan đã vượt qua Trung Quốc trong những năm gần đây để trở thành nhà cung cấp trái cây hàng đầu cho Việt Nam. Thái Lan đã xuất khẩu trị giá 218,8 triệu USD trái cây vào Việt Nam trong tám tháng đầu năm 2016, tiếp theo là Trung Quốc với 125,2 triệu USD.
Trái cây nhập khẩu bày bán tại siêu thị được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Kim Tuyết |
Mặc dù nhập khẩu trái cây đạt kết quả khả quan nhưng điều đó lại gây áp lực nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong nước. Theo các doanh nghiệp nhập khẩu trái cây, một trong những lý do cho sự thay đổi đối với hàng nhập khẩu là những khó khăn trong việc tìm kiếm chất lượng trái cây trồng tại địa phương. Một số khách hàng cho biết, nhiều loại trái cây địa phương đã mất đi chất lượng của chúng mà lại bán với giá cao.
Nguyên nhân những mặt hàng trái cây “ngon” đã được tuyển chọn đi xuất khẩu, còn những loại “hàng dạt” như loại 2, loại 3 mới được đem bán cho thị trường trong nước. Điều này vô tình khiến cho thị trường trái cây trong nước kém cạnh tranh với thị trường trái cây nhập khẩu, không chỉ thế giá thành cũng bị các thương lái “ép” xuống thấp.
Trái cây nội địa đang gặp nhiều sức ép trước sự tấn công ồ ạt của trái cây ngoại. Ảnh: Kim Tuyết |
Thực tế cho thấy, tại các chợ truyền thống, siêu thị, rất nhiều loại rau quả ngoại nhập bày bán. Trong đó, trái cây Trung Quốc được bán xen lẫn với hàng trong nước như táo, lê, lựu rất nhiều. Theo ghi nhận, trái cây Trung Quốc nhập khẩu sang Việt Nam phần lớn là quả ôn đới, giá rẻ, bán được lâu, đa dạng thêm sự chọn lựa của người dân. Tuy nhiên, do lo ngại về an toàn thực phẩm nên người tiêu dùng nếu biết hàng Trung Quốc sẽ không mua mà mặt hàng này, vì thế rất ít người bán cho biết đây là trái cây Trung Quốc.
Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Bộ NN&PTNT, để giảm áp lực cho thị trường nội địa thì việc điều phối nông sản giữa các vùng với nhau và hệ thống buôn bán, vận chuyển của Việt Nam cần phải được xem xét lại. Muốn làm được việc này, ngành công thương phải vào cuộc điều tiết thị trường cho hợp lý. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT phải vào cuộc cùng nhau.