Kinh tế châu Âu đối mặt với thời kỳ u ám hơn

Ủy viên kinh tế và tiền tệ của Liên minh châu Âu (EU), Olli Rehn, cảnh báo châu Âu đối mặt với đợt suy thoái mới vào năm tới do "vòng luẩn quẩn" của nợ công, các ngân hàng dễ bị tổn thương và chi tiêu yếu.

Phát biểu tại buổi công bố dự báo triển vọng kinh tế Eurozone và EU trong hai năm tới, ông Rehn nêu rõ "tăng trưởng kinh tế đã đình trệ ở châu Âu và khu vực này phải đối mặt với nguy cơ suy thoái mới vào năm 2012". Tăng trưởng kinh tế năm tới của Eurozone được dự báo sẽ giảm xuống 0,5%, thấp hơn nhiều so với mức 1,8% được Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra hồi mùa Xuân năm nay trong bối cảnh khủng hoảng nợ công Eurozone đã lan sang Italia.

Tăng trưởng kinh tế năm tới của Eurozone được dự báo sẽ giảm xuống 0,5%, thấp hơn nhiều so với mức 1,8% được Ủy ban châu Âu đưa ra hồi mùa Xuân năm nay. Ảnh: Internet



EU đã đánh mất hy vọng Hy Lạp sẽ thoát khỏi suy thoái vào năm tới do các nhà lãnh đạo còn hết sức chật vật để đáp ứng các điều kiện nhận cứu trợ từ EU và Quỹ tiền tệ quốc tế. Dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng -1,1% đã được thay bằng con số -2,8% sau khi giảm 5,5% năm nay.

Kinh tế của Anh, một thành viên nặng ký khác của EU nhưng vẫn đứng ngoài Eurozone, được dự báo sẽ chỉ tăng 0,6%, thấp hơn nhiều so với dự báo 2,1% đưa ra cách đây 6 tháng.

Còn tăng trưởng kinh tế Italia, nước được coi là "quân bài đôminô" của khủng hoảng nợ công Eurozone, được dự báo sẽ chỉ đạt 0,1%, thấp hơn nhiều so với con số 0,7% đưa ra trước đó. EC còn nhấn mạnh Italia sẽ không đạt mục tiêu cân bằng ngân sách vào năm 2013 do kinh tế gần như ngừng trệ, trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ tăng vọt có thể hủy hoại nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone này trong vài tháng tới. Italia cũng không thể giảm thâm hụt ngân sách nhà nước xuống 1,6% GDP trong năm tới, mà trái lại sẽ tăng lên 2,3%. Theo EC, Rôma cần thực hiện thêm các biện pháp thắt lưng buộc bụng để đáp ứng mục tiêu cân bằng ngân sách vào năm 2013.

Ông Rehn cũng chỉ rõ cuộc khủng hoảng nợ công trong Eurozone, lĩnh vực tài chính chìm sâu vào khủng hoảng và thương mại thế giới co lại là những nguy cơ chính đối với kinh tế châu Âu. Để tránh nguy cơ suy thoái trở lại chính phủ các nước EU, nhất là Italia, cần phải đảm bảo "thực hiện không do dự" các cải cách. Cho dù thị trường việc làm có trở nên sáng sủa hơn ở một số nước thành viên, nhưng tình hình thất nghiệp nói chung của EU vẫn chưa cải thiện thực sự. Do vậy tỷ lệ thất nghiệp ở EU sẽ vẫn được duy trì ở mức 9,5%.

Kết quả khảo sát thường kỳ của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng cho thấy triển vọng tăng trưởng kinh tế trong Eurozone cho tới năm 2016 sẽ vẫn ảm đạm với tốc độ tăng chỉ đạt 1,8% so với dự báo 1,9% trước đó. Riêng năm 2011, 2012 và 2013 tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống tương ứng 1,6%, 0,8% và 1,6%, thấp hơn các tỷ lệ 1,9%, 1,6% và 1,8% đưa ra hồi tháng 8 do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công và tình hình kinh tế thế giới sa sút.

Hoàng Hà (Theo AP, THX)
EU chưa tìm được giải pháp cụ thể cho khủng hoảng nợ công
EU chưa tìm được giải pháp cụ thể cho khủng hoảng nợ công

Không có bất kỳ quyết định cụ thể nào được đưa ra tại hội nghị lần này, nhưng các nhà lãnh đạo EU đã chuẩn bị tốt cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới của nhóm,Thủ tướng Đức Angela Merkel thông báo tại buổi họp báo ngày 23/10.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN