Đồng hồ "Swiss Made" phải đạt 60% linh kiện nội địa

Một chiếc đồng hồ có tỷ lệ linh kiện nội địa chiếm ít nhất 60% thì sản phẩm mới được dán nhãn “Swiss Made”, hay “Sản xuất tại Thụy Sỹ”.

Ảnh minh họa.

Đây là quy định mới của Thụy Sỹ được thông qua vào ngày 17/6. Quy định này nhằm tăng tỷ lệ sử dụng linh kiện sản xuất trong nước trong hoạt động sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ từ mức 50% hiện nay lên ít nhất 60%  và có hiệu lực từ 1/1/2017.

Dẫn kết quả một khảo sát cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm đến 50% để mua những chiếc đồng hồ sang trọng mang nhãn hiệu “Swiss Made”, Chính phủ Thụy Sỹ cho biết việc siết chặt quy định nói trên nhằm ngăn chặn nguy cơ lạm dụng nhãn hiệu cũng như bảo vệ danh tiếng uy tín cũng như vai trò của Thụy Sỹ như một cơ sở sản xuất mặt hàng xa xỉ phẩm lâu đời này.

Đồng hồ là lĩnh vực xuất khẩu “đẻ trứng vàng” của quốc gia Trung Âu này, đem lại 21,5 tỷ franc (22,4 tỷ USD) trong năm ngoái, và đây cũng là quê hương của những thương hiệu đồng hồ danh tiếng như Omega, Rolex và TAGHeuer. Tuy nhiên, việc sử dụng một số linh kiện nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất thấp đã diễn ra tại một số phân đoạn trong lĩnh vực này.

Theo quy định trên, bên cạnh tỷ lệ linh kiện nội địa hóa, trong tương lai các công nghệ phát triển kỹ thuật cũng phải được thực hiện tại Thụy Sỹ thì những chiếc đồng hồ sử dụng công nghệ này mới được mang nhãn “Swiss Made”.

Mai Ly (Theo AFP)
Tản mạn về một thợ đồng hồ người Việt tại Thụy Sĩ
Tản mạn về một thợ đồng hồ người Việt tại Thụy Sĩ

Một ngày cuối năm Ất Mùi, khi vừa mới đặt chân đến Geneva tôi tình cờ gặp được một người Việt xa xứ qua giới thiệu của một người bạn. Ngay lập tức, câu chuyện về cuộc đời ông đã thu hút sự chú ý của tôi. Tôi xin được đến nhà gặp ông để được ghi lại câu chuyện của một người Việt - như mọi người con của đất nước, dù đã xa Tổ quốc gần 50 năm nhưng tấm lòng vẫn đau đáu về nơi chôn rau cắt rốn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN