Chuyển đổi số đến từng thôn, bản ở Quảng Ninh

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã và đang chú trọng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới việc xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Chú thích ảnh
Chuyển đổi số đến từng thôn, bản. Ảnh: TTXVN

100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại Quảng Ninh đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Hiện 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh  đã sử dụng, khai thác hóa đơn điện tử; hộ kinh doanh cá thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử đạt 98,7%; trên 70% sản phẩm OCOP từ 3 sao của tỉnh đã lên sàn thương mại điện tử.

Đặc biệt, hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh cũng đã hoàn thiện phần mềm “Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” tại địa chỉ: https://qn.check.net.vn/. 

Hệ thống này giúp cấp tài khoản tham gia quản lý cho các cơ sở là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, tiến tới mở rộng đến cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng sản xuất tập trung của tỉnh và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất nông sản an toàn; đấu nối với “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, sản thực phẩm của TP Hà Nội”, liên thông đồng bộ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chú thích ảnh

Chuyển đổi số đến từng xã, thôn, bản

Không chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mà công cuộc chuyển đổi số tại Quảng Ninh còn hướng đến từng địa phương trên địa bàn tỉnh, tích cực triển khai công tác chuyển đổi số toàn diện tới tận các xã, thôn, bản. 

Tại huyện Tiên Yên, công tác chuyển đổi số được tích cực triển khai với nhiều hiệu quả đáng ghi nhận. Huyện đã chủ động rà soát, đánh giá hiện trạng và mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số, đặc biệt là trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh việc đầu tư hạ tầng; ứng dụng công nghệ, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân chủ động áp dụng chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng tiếp cận dịch vụ và đời sống của người dân...

Cũng giống như Tiên Yên, nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh đang tích cực thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh đã có 98/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 54/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 26/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 7/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 6/6 thành phố, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 2 huyện đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025...

Trong giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đạt mục tiêu: 5/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 3 huyện so với năm 2022, gồm Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà); 58/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 4 xã so với năm 2022); 32/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 6 xã so với năm 2022).

Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh sẽ tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo kết nối chặt chẽ với thành thị và nông thôn, nội vùng, liên vùng, đồng bộ, hiện đại; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động quản lý, điều hành các cấp... Đặc biệt, sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển mạnh mẽ chính quyền số, kinh tế số và xã hội số ở nông thôn.

Thu Trang/Báo Tin tức
Hà Nội: Huyện Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới
Hà Nội: Huyện Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 24/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 1224/QĐ-TTg công nhận huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN