Bổ sung thêm điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ cho biết như vậy tại cuộc họp tuyên truyền Nghị định 86/ND-CP của Chính phủ ngày 17/9 tại Hà Nội. Nghị định 86/2014/ND-CP (ngày 10/9/2014) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2014, thay thế Nghị định 91/2009/NĐ-CP và Nghị định 93/2012/NĐ-CP bổ sung thêm nhiều quy định mới siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, lập lại trật tự vận tải “lộn xộn” hiện nay.


Theo đó, từ ngày 1/12/2014, căn cứ vào số lượng phương tiện của các đơn vị kinh doanh vận tải, Bộ GTVT sẽ phân loại và quản lý phạm vi hoạt động luồng tuyến đối với từng loại hình vận tải theo Nghị định 86/NĐ-CP. Trong đó, tình trạng xe khách “núp bóng” chạy hợp đồng sẽ bị lý quản chặt chẽ, nếu cố tình vi phạm sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

Nghị định 86/CP có hiệu lực từ ngày 1/12/2014 sẽ siết chặt điều kiện hoạt động của xe khách hợp đồng


Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho biết: Vận tải xe khách theo hợp đồng hiện nay hoạt động phổ biến tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… có thể lên tới hàng chục nghìn xe, việc quản lý đối tượng này hết sức phức tạp, khó khăn. Do vậy, Nghị định 86/ND-CP mới ban hành sẽ kiểm soát được việc tranh giành khách với xe vận tải liên tỉnh cố định, gây nguy hiểm, mất trật tự ATGT. 

Nghị định 86/ND-CP cũng quy định về niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở khách, loại bỏ tình trạng xe cũ nát chạy dọc đất nước. Cụ thể, ô tô có trọng tải được phép chở từ 10 hành khách trở lên đối với cự ly trên 300 km phải có niên hạn sử dụng không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở người. Đối với cự ly từ 300 km trở xuống thì niên hạn không quá 20 năm đối với ô tô sản xuất để chở người. Nghị định 86/ND-CP cũng quy định xe taxi phải có niên hạn sử dụng không quá 8 năm tại đô thị loại đặc biệt, không quá 12 năm tại các địa phương khác…

Từ ngày 1/7/2016, xe taxi phải có hóa đơn tính tiền để công khai, minh bạch cho hành khách nắm rõ. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách bằng taxi ở các đô thị lớn phải có tối thiểu từ 50 xe trở lên. Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hợp đồng trước khi thực hiện hợp đồng phải báo cáo về sở GTVT các địa phương, các đơn vị sẽ sử dụng mạng máy tính, truyền thông tin thường xuyên liên tục các thông tin về chuyến xe của mình, hợp đồng với ai, xuất phát tại địa điểm nào, chở khách đến đâu, dừng ở đâu cho khách lên xuống, thời gian thực hiện bao nhiêu ngày…


Thưc tế, hiện nay, việc quản lý vận tải tại các địa phương rất lỏng lẻo, chất lượng dịch vụ thấp, mất ATGT, hiệu quả kinh doanh hạn chế. Trong khi đó, việc quản lý luồng tuyến vận tải từ trước đến nay đang được khoán trắng cho các đơn vị kinh doanh vận tải nghiên cứu mở thị trường, quyết định luồng tuyến… Do đó, đã phát sinh tình trạng xuất hiện nhiều luồng tuyến nhỏ lẻ, phân tán và các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh…


Khắc phục những bất cập này, tới đây, các cơ quan chức năng, lực lượng chuyên ngành nếu phát hiện các trường hợp doanh nghiệp vi phạm sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh không thời hạn khi kinh doanh loại hình vận tải không đúng theo giấy phép; thu hồi giấy phép 1 năm, nếu doanh nghiệp có trên 50% số xe hoạt động vi phạm luật gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng; thu hồi 3 năm nếu tái phạm gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng. 


Tiến Hiếu 

Gắn “sao” để quản lý xe khách
Gắn “sao” để quản lý xe khách

Xe khách chất lượng cao từng là thương hiệu được hành khách ưa thích. Thế nhưng đến nay, hiện tượng nhái xe khách chất lượng cao đang gia tăng dẫn đến tình trạng thật, giả lẫn lộn, gây mất trật tự an ninh, an toàn giao thông (ATGT) và làm mất lòng tin của hành khách.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN