Bình Phước được mùa 'vàng trắng'

Những ngày này, nông dân Bình Phước phấn khởi khi mùa vụ khai thác mủ cao su ở Bình Phước kéo dài thêm khoảng một tháng.

Nguyên nhân do mưa trái mùa diễn ra liên tục đã làm vườn cây cao su chưa rụng lá, cho mủ khá nhiều thêm vào đó, mủ lại được giá nên bà con đang đẩy mạnh khai thác.

Theo nhiều nhà vườn cao su, do thời điểm năm 2016 thời tiết bất thường, mùa mưa kéo dài nên một số vườn cây vẫn chưa chịu thay lá. Đặc biệt, giá mủ cao su hiện tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (trên 400 đồng/độ mủ nước) nên người dân phấn khơi tranh thủ cạo.

Khai thác mủ cao su tại tỉnh Bình Phước.

Theo ghi nhận tại vườn cao su của anh Trần Đức Lý, ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú, hiện có hơn 20 ha diện tích đang trong thời kỳ kinh doanh.

Trước việc cao su được giá, ngay vào mồng 4 Tết gia đình anh đã vận động công nhân tranh thủ cao để có thêm thu nhập; hỗ trợ bà con đồng bào dân tộc thiểu số S’tiêng tăng gia làm thêm và được nhận thưởng gấp đôi ngày công bình thường, vì họ làm trong những ngày Tết.

Anh Lý cho biết, “năm nay điều kiện khí hậu bất thường nên cây cao su thay lá chậm hơn năm ngoái. Với điều kiện thuận lợi như thế này, tôi cũng đã khuyến khích công nhân tiếp tục đi cạo để có thêm thu nhập tranh thủ giá mủ lên cao.

Theo dự tính, do cây hiện nay vẫn chưa rụng lá nên khả năng gia đình sẽ cạo đến hết tháng Giêng âm lịch mới nghỉ chờ mùa cạo mới. Đồng thời, việc giá mủ cao su cao hơn gấp đôi năm ngoái đã mang lại nguồn thu nhập cho cho chủ vườn cũng như nhân công làm thuê".

Phấn khởi trước sự khởi sắc giá “vàng trắng” , nhiều nông trồng cao su đã tranh thủ cây chưa rụng lá vẫn tiếp tục khai thác mủ, có thêm nguồn thu nhập. Anh Điểu Keng, thôn Sơn Trung, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập phấn khởi cho biết: “Năm nay gia đình tôi thu về mủ nước cũng khá hơn năm ngoái.

Với giá mua của các thương lái hơn 400 đồng/độ mủ nước, trên diện tích gần 1,5ha, một ngày cạo nhà tôi cũng thu về khoảng từ 1,2 - 1,4 triệu đồng. Ngoài ra, năm nay vườn cao su vẫn chưa thay lá sớm nên vẫn tiếp tục cạo để có tiền trang trải cho sinh hoạt gia đình. Qua đó cũng kịp giao mùa với thu hoạch trái điều ”.


Còn gia đình anh Kim Rương, Sóc Bưng, xã Thanh Phú, thị xã Bình Long cũng vui mừng chia sẻ, gia đình vẫn duy trì cạo để có thêm thu nhập. Tại thời điểm này năm ngoái, gia đình anh đã ngưng cạo rồi nhưng năm nay anh tranh thủ cạo thêm mấy hôm nữa rồi nghỉ. Ngoài ra, giá mủ đang tăng dần nên số tiền kiếm được từ mủ cũng được cải tiện thu nhập hơn năm ngoái.

Không chỉ gia đình anh Rương mà nhiều hộ dân trồng cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước rất phấn khởi trong dịp xuân về. Giá cao su có su hướng tăng dần, đời sống người dân cũng được ổn định.

Riêng với việc cao su chậm thay lá, người dân kéo dài thời gian cạo như hiện nay, ngành nông nghiệp địa phương tỉnh Bình Phước cũng khuyến cáo bà con khai thác mủ cao su cần phải chú ý đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, mật độ cạo để không làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây khi cao su vào mua rụng lá.

Tin, ảnh: K GỬIH (TTXVN)
Cháy nhà máy chế biến mủ cao su ở Bình Phước
Cháy nhà máy chế biến mủ cao su ở Bình Phước

Khoảng 8 giờ ngày 2/12, một vụ cháy lớn xảy ra tại nhà máy chế biến mủ cao su (thuộc thôn 11, xã Long Bình, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) thiêu rụi gần như hoàn toàn một nhà kho và 3 lò sấy mủ cao su. Ước thiệt hại hơn 8 tỷ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN