Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Cần sửa đổi luật để quản lý 'taxi công nghệ'

Theo chương trình ngày mai (30/5) Quốc hội sẽ thảo luận chương trình xây dựng luật pháp lệnh 2019, điều chỉnh Chương trình xây luật, pháp lệnh 2018, bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với đại biểu Dương Minh Tuấn, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xoay quanh nội dung này.

Đang có sự tranh luận xe “taxi công nghệ” như Uber, Grab là xe taxi hay xe hợp đồng. Ảnh: Bộ GTVT

Theo đại biểu Dương Minh Tuấn, nếu được kiến nghị về điều chỉnh chương trình xây luật, pháp lệnh, ông sẽ kiến nghị Quốc hội đưa vào xem xét, bổ sung Luật Giao thông đường bộ 2008. Bởi, đây là luật có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân và doanh nghiệp.

Đại biểu Dương Minh Tuấn nêu những lý do cần sớm sửa đổi Luật Giao thông đường bộ 2007. Cụ thể, theo luật hiện hành thì đường bộ có 5 loại phương tiện kinh doanh vận tải đó là: xe khách liên tỉnh, xe khách, xe taxi, xe hợp đồng và xe du lịch. Nhưng thực tế, do sự phát triển kinh tế - xã hội đã xuất hiện những loại hình phương tiện vận tải đường bộ mới mà Luật Giao thông đường bộ hiện hành chưa kịp điều chỉnh.

Chẳng hạn, như xe buýt nhanh (BRT) đang được  triển khai theo chủ trương của Chính phủ. Tuy nhiên, loại hình này lại chưa được đưa vào luật để điều chỉnh. Hiện nay, BRT đang hoạt động theo nguyên tắc dừng phía bên trái, trả khách bên trái và đón khách bên tay trái thay vì phải dừng bên phải theo luật Giao thông đường bộ hiện hành. Vậy nếu xảy ra tai nạn thì luật điều chỉnh là luật nào vì Luật Giao thông đường bộ hiện hành chưa có điều khoản điều chỉnh nội dung này.

Thứ hai, xe “taxi công nghệ” như Uber, Grab cả nước có khoảng 50.000 xe và thời gian vừa qua đang có sự tranh luận sôi nổi không biết gọi loại hình này là xe taxi hay xe hợp đồng. Hiện tại, các quan điểm về loại hình này vẫn có nhiều bất đồng. Đây phải được coi là loại hình kinh doanh mới vì thế cũng phải điều chỉnh sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ để điều chỉnh loại hình này.

Lý do thứ ba là các loại xe điện chạy trong các khu du lịch, các khu nghỉ dưỡng, resort… cũng chưa được xếp vào loại hình nào để điều chỉnh. Hiện tại, Chính phủ mới cho thí điểm từng tỉnh (hiện theo thống kê có khoảng 30 tỉnh đã thực hiện thí điểm về xe điện). Loại hình xe điện, Thủ tướng Chính phủ đã cho chủ trương nhưng về tuyến đường nào được chạy thì lại do Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trên thực tế, xe điện 4 bánh cũng được coi là xe ô tô, cũng lưu thông trên đường và cũng là nguồn nguy hiểm cao độ, nguồn gây ra tai nạn giao thông… Nhưng, loại hình này cũng chưa được các điều khoản của Luật Giao thông đường bộ hiện hành.


Như vậy, xe điện, xe Uber, Grab đã được cho thí điểm trong thời gian khá dài, do đó đã đến lúc phải luật hóa để điều chỉnh cho kịp thời, toàn diện vấn đề này. Có như vậy, mới đảm bảo tính pháp lý cho những loại hình mới hoạt động một cách chính thức thay vì chỉ thực hiện thí điểm như hiện nay.

“Mấy vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng qua đánh giá ban đầu cũng có lỗi chủ quan của các lái xe ô tô. Vì vậy, Luật Giao thông đường bộ cũng phải sửa đổi để tăng cường công tác tuyên truyền cho người lái xe như thế nào để chấp hành đúng quy định của pháp luật giao thông. Bên cạnh đó, cũng phải xem xét các quy định liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, công tác xử lý các vi phạm giao thông”, đại biểu Dương Minh Tuấn đề xuất.

Quang Toàn (TTXVN)
Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới đối với các trường công lập
Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới đối với các trường công lập

Từ năm học 2018-2019, Hà Nội sẽ tăng mức học phí đối với bậc mầm non, giáo dục phổ thông công lập. Theo đó khu vực thành thị sẽ tăng thêm 45.000 đồng/tháng, khu vực nông thôn tăng 20.000 đồng/tháng và miền núi tăng 5.000 đồng/tháng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN