Trung Quốc hoàn thành bản đồ biến đổi gene của cây lúa

Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã hoàn thành bản đồ kỹ thuật số biến đổi gene của cây lúa dựa trên hơn 10.000 mẫu lúa, qua đó đưa ra một công cụ mới để nghiên cứu sâu hơn về các giống lúa tự nhiên, đặc biệt là các giống quý hiếm.

Chú thích ảnh
Một cánh đồng lúa mì ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Gạo là một trong những loại lương thực quan trọng nhất trên thế giới. Giống lúa tự nhiên cung cấp cơ sở di truyền quan trọng để thực hiện biến đổi gene và nhân giống trong thời kỳ hiện nay.

Một nhà nghiên cứu tại Viện Gene Nông nghiệp tại Thâm Quyến (AGIS) thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, cho hay kết quả của nghiên cứu mới nhất giống như một "bản đồ kỹ thuật số" phục vụ cho nghiên cứu về cây lúa, đồng thời đưa ra hướng dẫn rõ ràng về nhân giống cây lúa.

Với sự trợ giúp của bản đồ này, các nhà nghiên cứu đã sửa lỗi trong việc phân loại một số giống lúa thuộc nhóm indica (gạo hạt dài và không dính) và japonica (gạo hạt ngắn và dính). Dựa trên bản đồ, các nhà khoa học cũng thiết lập nền tảng cơ sở dữ liệu trực tuyến cho người dùng toàn cầu, cung cấp các dịch vụ nghiên cứu và khoa học phù hợp cho các nghiên cứu về lúa gạo.

Nghiên cứu trên được công bố gần đây trên tạp chí Nucleic Acids.

Thanh Phương (TTXVN)
Australia lai tạo thành công chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới 
Australia lai tạo thành công chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới 

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Cơ quan Tiêu chuẩn về Thực phẩm Australia và New Zealand (FSANZ) đang kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về một loại chuối biến đổi gene do các nhà khoa học Australia lai tạo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN