Bộ trang phục cồng kềnh của phi hành gia bên ngoài vũ trụ gây ra một cơ số bất tiện. Ảnh: EPA/TTXVN |
Ý tưởng này nhằm tháo gỡ tình các phi hành gia có nhu cầu "giải quyết" nhưng mắc trạng kẹt trong bộ đồ phi hành gia trên tàu vũ trụ nằm ngoài không gian, nơi không có phòng vệ sinh.
NASA thông báo sẽ dành 3 giải thưởng cho 3 giải pháp khả thi nhất với số tiền mỗi giải lên tới 30.000 USD. Các nhà sáng chế phải nộp bản thiết kế cho hệ thống giải quyết chất thải cá nhân trước ngày 20/12 tới. Hệ thống này phải đảm bảo xử lý được lượng "chất thải" trong vòng 6 ngày, mọi quy trình đều được tự động hóa để các phi hành gia thậm chí không phải đụng đến 1 ngón tay. NASA sẽ thử nghiệm những giải pháp được lựa chọn trong vòng 1 năm để phát triển hệ thống tối ưu nhất trong vòng 3 năm.
Hiện nay, khi thực hiện các chuyến bay bằng tàu vũ trụ, các phi hành gia phải sử dụng tã lót để giải quyết vấn đề bất tiện trên. Tuy nhiên, giải pháp tạm thời này không thể đảm bảo về vấn đề an toàn vệ sinh cho thời gian dài hơn 1 ngày. Trong khi đó, tàu Soyuz của Nga được trang bị một dụng cụ vệ sinh di động, và tại Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), các phi hành gia cũng có các dụng cụ tương đối thô sơ để giải quyết nhu cầu tự nhiên này.
Tuy nhiên, trong tương lai, các phi hành gia sẽ phải thực hiện những chuyến bay ước tính kéo dài tới 6 ngày trong tình trạng mặc nguyên cả bộ đồ phi hành gia, đến Sao Hỏa hoặc một tiểu hành tinh nào đó. Vì vậy, NASA muốn tìm kiếm giải pháp hiệu quả hơn. Dự kiến chuyến bay đầu tiên đến Sao Hỏa sẽ được thực hiện vào những năm 2030.
Thông tin chi tiết về cuộc thi có thể được tìm thấy theo
link tại đây.