Xe tự hành Curiosity tròn 4.000 ngày trên Sao Hỏa

Xe tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã trải qua 4.000 ngày trên Sao Hỏa kể từ khi hạ cánh xuống “Hành tinh Đỏ”.

Chú thích ảnh
(Ảnh do NASA công bố ngày 7/6/2018) Xe tự hành Curiosity làm nhiệm vụ trên bề mặt Sao Hỏa. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo NASA, kể từ khi đáp xuống miệng núi lửa Gale trên Sao Hỏa vào ngày 5/8/2012, xe tự hành Curiosity vẫn bận rộn thực hiện các hoạt động khoa học thú vị. Gần đây, Curiosity đã khoan mẫu địa chất thứ 39, sau đó thả mẫu đá đã nghiền thành bột này vào khoang bên trong để phân tích chi tiết.

Để nghiên cứu xem Sao Hỏa thời cổ có điều kiện hỗ trợ sự sống của vi sinh vật hay không, xe tự hành Curiosity đã dần đi lên sườn núi Sharp cao 5 km, nơi các địa tầng hình thành trong những giai đoạn khác nhau của hành tinh này có thể cho biết môi trường khí hậu ở đây biến đổi ra sao theo thời gian.

Được phóng lên Sao Hỏa từ ngày 26/11/2011, Curiosity là xe tự hành lớn nhất và hiện đại nhất từ trước đến nay mà NASA đưa lên Sao Hỏa để thực hiện hoạt động thám hiểm.

Luyến Viên (TTXVN)
Xe tự hành Curiosity tiếp cận nơi lưu giữ bằng chứng về nước trên Sao Hỏa
Xe tự hành Curiosity tiếp cận nơi lưu giữ bằng chứng về nước trên Sao Hỏa

Xe tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã di chuyển thành công đến Gediz Vallis Ridge - một hệ tầng địa chất quan trọng trên Sao Hỏa, nơi lưu giữ manh mối về sự tồn tại của trữ lượng nước lớn trên hành tinh này thời xa xưa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN