Theo tờ Dailymail, các nhà khoa học Anh đã tạo ra một số kịch bản mô phỏng hoạt họa. Trong mỗi kịch bản, “hành tinh lang thang” Theia có số lần quay vòng khác nhau khi tiếp cận Trái Đất.
Mỗi mô phỏng lại mô tả các đặc điểm khác nhau khi xảy ra vụ nổ lúc Trái Đất và Theia va chạm để cuối cùng hình thành ra Mặt Trăng.
Video mô phỏng vụ va chạm giữa Trái Đất và Theia (nguồn: Dailymail):
Các kịch bản mô phỏng dựa trên thuyết “Big Splash” (giả thuyết vụ va chạm lớn). Theo thuyết này, Theia (đường kính khoảng 6.102km) lao vào Trái Đất (đường kính 12.742km), tạo ra mảnh vụn bay quanh Trái Đất và cuối cùng các mảnh vụn này kết hợp lại thành Mặt Trăng.
Sự kiện này xảy ra 150 triệu năm sau khi Hệ Mặt Trời hình thành và là ý tưởng phổ biến nhất giải thích tại sao Mặt Trăng lại tương đối lớn so với các vật thể bằng đá khác.
Tác giả nghiên cứu Sergio Ruiz-Bonilla tại Đại học Durham nói: “Khi Theia quay với số vòng quay khác nhau trong kịch bản mô phỏng hoặc không quay vòng nào, người ta có thể thấy rất nhiều kết quả khác nhau về điều có thể đã xảy ra khi Trái Đất thuở ban đầu bị vật thể khổng lồ lao vào”.
Điều thú vị là một số kịch bản mô phỏng tạo ra các vật chất không nhỏ hơn mấy so với Mặt Trăng.
Các kịch bản mô phỏng do các nhà khoa học của Đại học Durham và Đại học Glasgow phối hợp thực hiện trên siêu máy tính tại cơ sở điện toán hiệu suất cao DiRAC.
Mặc dù kịch bản mô phỏng không phải là bằng chứng chắc chắn về nguồn gốc Mặt Trăng nhưng chúng là giai đoạn hứa hẹn để hiểu hành tinh gần Trái Đất nhất có thể đã hình thành thế nào.