Các sự cố mạng như WannaCry và Nyetya sẽ còn gia tăng

“Báo cáo An ninh mạng giữa năm 2017” của Cisco, do bộ phận Tổng hợp thông tin an ninh của Cisco thực hiện, đã đưa ra cảnh báo về sự phát triển nhanh chóng của các mối đe dọa và mức độ tấn công ngày càng tăng, cũng như dự báo về nguy cơ các cuộc tấn công “phá hủy dịch vụ” (destruction of service – DeOS) thời gian tới.

Các mã độc sẽ ngày càng nguy hiểm hơn và quy mô tấn công gia tăng hơn.

Các cuộc tấn công này có thể phá hủy hệ thống sao lưu và mạng an toàn của các tổ chức, vốn được dùng để khôi phục lại hệ thống và dữ liệu sau mỗi cuộc tấn công. Ngoài ra, với sự xuất hiện của Internet của Vạn vật (Internet of Things – IoT), các ngành công nghiệp chủ chốt đang đưa các hoạt động vận hành trở thành trực tuyến, làm gia tăng nguy cơ bị tấn công, cũng như gia tăng quy mô và hậu quả ngày càng nặng nề của các mối đe dọa này.


Khả năng phá hủy của mã độc ngày càng nặng nề


Báo cáo được đưa ra dựa trên những điều tra thông tin về các mối đe dọa mới nhất. Theo đó, trong nửa đầu năm 2017, các sự cố mạng gần đây như WannaCry và Nyetya cho thấy sự lây lan nhanh và mức độ ảnh hưởng rộng của các cuộc tấn công trông có vẻ giống ransomware truyền thống, nhưng lại có tính phá hoại nặng nề hơn nhiều lần. Những sự kiện này là sự báo trước cho mối đe dọa mà Cisco gọi là các cuộc tấn công phá hủy dịch vụ, có thể gây tổn hại lớn, khiến cho các doanh nghiệp không có cách nào để phục hồi.


“Internet của Vạn vật tiếp tục tạo ra những cơ hội mới cho tội phạm mạng, và những điểm yếu an ninh đủ chín muồi để khai thác, sẽ đóng vai trò trọng tâm trong việc kích hoạt các chiến dịch tấn công với hậu quả ngày càng leo thang. Hoạt động của mạng botnet IoT gần đây cho thấy một số kẻ tấn công có thể đặt nền móng cho một sự cố an ninh mạng với hậu quả nghiêm trọng quy mô lớn, có khả năng gây gián đoạn mạng Internet”, báo cáo nhấn mạnh.


Việc đo lường hiệu quả của các biện pháp an ninh khi đối mặt với những cuộc tấn công này là rất quan trọng. Cisco đạt được tiến bộ trong việc giảm “thời gian phát hiện” (time to detection – TTD), được coi là cửa sổ thời gian từ lúc thâm nhập đến lúc phát hiện ra mối đe dọa.Thời gian phát hiện nhanh hơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạn chế không gian hoạt động của những kẻ tấn công và giảm thiểu thiệt hại của các vụ xâm phạm. Từ tháng 11/2015, Cisco đã giảm mức “thời gian phát hiện” trung bình từ 39 giờ xuống còn 3,5 giờ trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017. Kết quả này đạt được dựa trên quá trình thu thập thông tin từ xa từ những sản phẩm an ninh bảo mật của Cisco triển khai trên toàn thế giới.


Thay đổi trong cách thức phá hoại


Các nhà nghiên cứu an ninh của Cisco theo dõi sự phát triển của mã độc trong nửa đầu năm 2017 và xác định những thay đổi trong cách thức những tên tội phạm đang điều chỉnh kỹ thuật phát tán, gây hoang mangvà lẩn trốn. Cụ thể, tội phạm mạng ngày càng yêu cầu các nạn nhân kích hoạt các mối đe dọa bằng cách nhấp vào các đường link hoặc mở tệp. Chúng đang phát triển mã độc vô hình (fileless malware) trong bộ nhớ và ngày càng khó phát hiện hoặc điều tra vì mã độc sẽ bị xóa hết ngay khi thiết bị khởi động lại.Tội phạm mạng đang dựa vào cơ sở hạ tầng ẩn danh và phân cấp, chẳng hạn như dịch vụ Tor proxy, để che giấu các hoạt động chỉ huy và kiểm soát.


Chúng ta đang chứng kiến sự suy giảm mạnh của các bộ công cụ khai thác lỗ hổng bảo mật, trong khi đó các loại hình tấn công truyền thống khác đang hồi sinh. Cụ thể, khối lượng thư rác tăng lên đáng kể khi tội phạm mạng chuyển sang các phương pháp có tính xác thực cao, chẳng hạn như email, nhằm phát tán mã độc và tạo doanh thu và khối lượng thư rác với các tệp đính kèm chứa mã độc sẽ tiếp tục gia tăng trong khi các bộ công cụ khai thác vẫn đang lưu hành.


Cùng với đó, phần mềm gián điệp và phần mềm quảng cáo, thường bị các chuyên gia an ninh loại bỏ vì gây phiền toái nhiều hơn là gây hại, là các dạng mã độc tồn tại lâu và mang lại rủi ro cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của Cisco đã khảo sát 300 công ty trong 4 tháng và phát hiện ra 3 nhóm phần mềm gián điệp phổ biến đã lây nhiễm cho 20% các công ty được khảo sát. Trong môi trường doanh nghiệp, phần mềm gián điệp có thể ăn cắp thông tin của người dùng và công ty, làm suy yếu tình trạng an ninh của các thiết bị và gia tăng sự lây nhiễm của mã độc.


Và cuối cùng là sự tiến hóa của Ransomware, chẳng hạn như phát triển thành Ransomware-như-một-dịch-vụ, khiến cho tội phạm dễ dàng hơn, với bất kể loại kỹ năng nào, trong việc thực hiện các cuộc tấn công này. Ransomware đã trở thành mã độc lợi hại được báo cáo mang lại hơn 1 tỷ USD trong năm 2016, nhưng điều này có thể đánh lạc hướng quan tâm củanhiều tổ chức vì thực ra họ phải đối mặt với một mối đe dọa khác chưa được báo cáo còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Lừa đảo qua thư điện tử của doanh nghiệp (Business email compromise – BEC), một loại hình tấn công giả mạo sử dụng kỹ thuật lừa đảo qua mạng (social engineering), trong đó một email được thiết kế để lừa các tổ chức chuyển tiền cho những kẻ tấn công, đang mang lại lợi nhuận cao. Theo Trung tâm tiếp nhận các khiếu nại tội phạm Internet, trong khoảng thời gian từ tháng 10/2013 đến tháng 12/2016, đã có 5,3 tỷ USD bị đánh cắp thông qua BEC.


Để chống lại các cuộc tấn công ngày càng tinh vi ngày nay, các tổ chức cần có một thái độ tích cực trong nỗ lực bảo vệ bản thân, đó là cảnh báo được đưa ra trong báo cáo. Theo đó, cần luôn cập nhật cơ sở hạ tầng và các ứng dụng, để các kẻ tấn công không thể khai thác các điểm yếu đã được biết đến; giải quyết vấn đề phức tạp của hệ thống thông qua hệ thống phòng thủ tích hợp, hạn chế đầu tư dàn trải; tổ chức đào tạo an ninh cho nhân viên theo phân công công việcchứ không phải đào tạo chung tất cả mọi người giống nhau; cân bằngphòng thủ với phản ứng chủ động, không "thiết lập và bỏ quên" các hệ thống điều khiển hoặc các quy trình an ninh.


Đọc toàn văn báo cáo tại đây.


PT/ Báo Tin Tức
Mã độc chỉ là phần nổi của 'tảng băng chìm' chiến tranh mạng
Mã độc chỉ là phần nổi của 'tảng băng chìm' chiến tranh mạng

Tháng 5/2017, ở hơn 90 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam xuất hiện mã độc có tên WannaCry – một loại mã độc tống tiền tấn công các lỗ hổng trên máy tính.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN