BYD, gã khổng lồ ô tô Trung Quốc, đang khiến Tesla tụt lại phía sau với hệ thống lái tích hợp AI vượt trội. Trong khi Tesla vẫn chờ phê duyệt phần mềm tự lái tại Trung Quốc, BYD đã tích hợp công nghệ này vào các mẫu xe giá rẻ, tạo ra một cú hích lớn trên thị trường.
Từ một ý tưởng nảy sinh trong bữa tiệc tối của 3 người đồng sáng lập cách đây 20 năm, YouTube đã phát triển trở thành một nền tảng video kỹ thuật số khổng lồ, trên đà vượt qua truyền hình cáp Mỹ về số lượng người xem trả phí.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc ngày 11/2 đã trình làng robot 4 chân nhanh nhất thế giới, với tốc độ di chuyển lên tới 10 m/s, tương đương vận tốc của các vận động viên điền kinh chuyên nghiệp trong các cuộc đua cự ly ngắn.
Các nhà khoa học tại Viện Sinh học Biển Nam mang tên A.O. Kovalevsky thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đề xuất giải pháp mới giúp nâng cao hiệu quả nuôi giáp xác gammarus làm thức ăn cho cá và gia cầm.
Bằng công nghệ hiện đại, ngay từ khi còn trên ghế giảng đường, các sinh viên Trường Đại học Đà Lạt (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã nâng tầm cho nông sản địa phương, góp phần mở ra cơ hội nâng cao giá trị cho sản phẩm đặc sản của thành phố ngàn hoa.
Năm 2025 được Bộ Khoa học và Công nghệ coi là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, một trong những nhiệm vụ đột phá là việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Phát triển hạ tầng và tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám góp phần quản lý tài nguyên, môi trường hiện đại, hiệu quả và bền vững.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố nước này sẽ đầu tư tổng cộng 109 tỷ euro vào các dự án trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm tới.
Nhiều nghiên cứu đã gắn thực phẩm siêu chế biến với các vấn đề sức khỏe tâm thần, khiến các nhà khoa học kêu gọi những biện pháp nhằm hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này.
Một nhóm các nhà thiên văn học Australia vừa phát triển thành công phương pháp đặc biệt để phân tích các tín hiệu vô tuyến từ vũ trụ, góp phần xác định nguồn gốc của chúng.
Các nhà khoa học cảnh báo, xác suất thiên thạch 2024 YR4 va chạm Trái Đất vào dịp Giáng sinh năm 2032 đã tăng lên 2,3%. Đáng chú ý, cuối năm ngoái xác suất va chạm chỉ là 1,6%.
Ngày 8/2 (giờ địa phương), các nhà khoa học thuộc Viện Humboldt của Colombia cho biết vừa phát hiện một loài nhím đốm đặc hữu của nước này có tên khoa học “Coendou vossi” kể từ lần cuối cùng loài này xuất hiện cách đây 126 năm.
Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển một công nghệ giám sát đường huyết hoàn toàn không xâm lấn, giúp bệnh nhân có thể đo lượng đường trong máu mà không cần đến kim chích hay lấy máu.
Sự phát triển của công nghệ và hệ thống tài chính mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng kéo theo rủi ro bảo mật ngày càng gia tăng. Đáng chú ý, các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, từ đánh cắp tiền mã hóa, tấn công email đến phần mềm độc hại, đặt ra mối lo ngại lớn về an ninh tài chính. Theo cảnh báo từ các chuyên gia bảo mật, nhiều nguy cơ đang đe dọa người dùng cá nhân và doanh nghiệp, đòi hỏi các biện pháp bảo vệ chặt chẽ hơn.
Ngày 7/2, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) vừa công bố kế hoạch đưa hai phi hành gia nước này là ông Oleg Platonov và ông Oleg Artemyev lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) bằng tàu Crew Dragon của Mỹ trong hai năm tới.
Ngày 7/2, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo khoa học về các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Google DeepMind vừa chính thức phát hành phiên bản mới của Gemini 2.0, mở rộng khả năng xử lý của AI và giúp các nhà phát triển, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu khoa học đến sáng tạo nội dung. Với sự ra mắt này, Google không chỉ củng cố vị trí trong ngành AI mà còn đối mặt với một cuộc cạnh tranh đầy kịch tính với các đối thủ lớn như OpenAI và các mô hình AI mới nổi từ Trung Quốc.
Ngày 7/2, nội các Nhật Bản đã thông qua dự luật cho phép cảnh sát và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) vô hiệu hóa các máy chủ của đối phương trong trường hợp xảy ra hành động tấn công mạng nhắm vào cơ sở hạ tầng trọng yếu. Bước đi này nhằm tăng cường khả năng của Nhật Bản trong việc chủ động phòng thủ trên không gian mạng.
Ngày 7/2, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo về khả năng con người "mất kiểm soát" đối với các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) trong tương lai khi các sản phẩm nhân tạo này phát triển “ý chí sinh tồn”.