Nội dung phối hợp của Cảnh sát biển trong việc thực thi pháp luật trên biển

Bạn đọc hỏi: Nội dung phối hợp của Cảnh sát biển trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển được thực hiện như thế nào?

Chú thích ảnh
Lực lượng Cảnh sát biển tuần tra, kiểm tra, kiểm soát giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển.

Theo Điều 24 của Luật Cảnh sát biển Việt Nam qui định nội dung phối hợp như sau:

1. Trao đổi thông tin, tài liệu; đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

2. Bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.

3. Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân hoạt động hợp pháp trên biển.

4. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật; đấu tranh, phòng, chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.

5. Phòng, chống thiên tai; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển.

6. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

7. Thực hiện hợp tác quốc tế.

8. Thực hiện các hoạt động phối hợp khác có liên quan.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quy định cụ thể những hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.

Tin, ảnh: V.T/Báo Tin tức
Nguyên tắc phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng
Nguyên tắc phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng

Bạn đọc hỏi: Việc phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng để giải quyết các vụ việc được thực hiện như thế nào?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN