Laskarina Bouboulina
Laskarina Bouboulina là một nhà chỉ huy hải quân Hy Lạp và là nhà lãnh đạo cách mạng chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Độc lập của Hy Lạp chống lại đế chế Ottoman. Vào tháng 5/1771, Laskarina được sinh ra sau một lần mẹ bà tới thăm chồng đang bị tù ở Constantinople. Cô bé là con gái của một vị đại úy hải quân Hy Lạp bị giam cầm và chia rẽ với người vợ đang mang thai trong một cuộc đảo chính thất bại nhằm vào Đế chế Ottoman.
Laskarina Bouboulina, nhà chỉ huy Hy Lạp. |
Sau cái chết của cha mình, Laskarina và mẹ chuyển đến đảo Spetses. Tại đây bà đã hai lần kết hôn, đều với những gia đình giàu có. Sử dụng những đồng tiền có được từ hai mối quan hệ này, bà đã chế tạo 4 con tàu, trong đó có Agamemnon, một trong những con tàu lớn nhất vào thời điểm đó. Bà đã trở thành người phụ nữ duy nhất gia nhập Filiki Etairia, một phong trào cách mạng Hy Lạp hy vọng lật đổ người Ottoman. Ngày 13/31821, 12 ngày sau khi nhóm này khởi đầu cuộc Chiến tranh Độc lập, Laskarina đã giương cao lá cờ cách mạng của cuộc chiến tranh đầu tiên trên hòn đảo Spetses.
Ngày 3/4, Spetses tham gia cuộc cách mạng, sau đó là các đảo Hydra và Psara. Đang chỉ huy 8 con tàu, Laskarina tham gia bao vây đồn Ottoman ở Nafplion. Sau đó bà tấn công Monemvasia và Pylos, tiêu tốn gần hết của cải chỉ trong 2 năm đầu cuộc chiến vốn đã chứng kiến sự ra đời của nhà nước Hy Lạp.
Khi Hy Lạp bị chia rẽ thành các phe phái, Laskarina đã hai lần bị bắt và bị đày về đảo Spetses. Sau đó bà bị bắn chết vì xô xát gia đình. Tuy nhiên, chắc chắn rằng nếu không có những con tàu, tiền bạc và sự chỉ huy của bà, cuộc cách mạng có thể đã bất thành.
Nữ hoàng Mavia của Arập
Mavia là một nữ hoàng chiến binh, người đã đối đầu với Rome và giành chiến thắng. Sau cái chết của chồng mình, al-Hawari, vốn không có con trai thừa kế, Mavia đã trở thành Nữ hoàng của người Saracen, sống ở miền nam Palestine và miền bắc Sinai vào khoảng năm 375 sau công nguyên. Lúc này, bộ lạc của Mavia hầu như đã bị nô dịch hóa dưới sức mạnh của Đế chế Đông La Mã.
Khi Hoàng đế La Mã Valens đòi Mavia phải gửi lính đánh thuê đến để chiến đấu với người Goth, mâu thuẫn đã nổ ra. Cuộc nổi dậy bắt đầu khi Mavia tìm cách chứng tỏ khả năng của mình bằng cách đương đầu với siêu cường Rome.
Các thành phố biên giới Palestine và Arập nhanh chóng bị quân của Mavia tấn công. Những cuộc đột kích và sau đó là tàn sát được thực hiện chống lại Phoenicia, Palestine và cả ở những nơi xa xôi như Ai Cập. Những đội quân La Mã vội vàng xuất phát để chiến đấu với Mavia hoặc đã mệt mỏi hoặc buộc phải trốn chạy. Tại một tu viện ở Sinai, quân đội của nữ hoàng đã tàn sát các tu sĩ mà không gặp phải sự chống đối.
Bị đánh bại một cách tồi tệ và không thể chống trả vị nữ hoàng chiến binh, Hoàng đế Valens đã buộc phải đồng ý với thỏa thuận hòa bình có lợi cho Mavia. Một tu sĩ địa phương được bà lựa chọn được bầu làm giám mục của khu vực, giúp cho bộ lạc có nhiều tự do hơn. Con gái bà cũng được gả cho một sĩ quan quân đội quan trọng của Valens, khiến Mavia có quyền tiếp cận bên trong triều đình La Mã.
Kittur Rani Chennamma
Kittur Rani Chennamma là một Nữ hoàng Ấn Độ đã chiến đấu chống lại Công ty Đông Ấn Anh. Bà được sinh ra ở ngôi làng nhỏ Kakati năm 1778. Từ nhỏ, bà đã cưỡi ngựa và được huấn luyện bắn cung cũng như đấu kiếm. Năm 15 tuổi, Chennamma cưới Mallasarja Desai, người cai trị Kittur, một công quốc nhỏ của Ấn Độ. Chồng bà qua đời năm 1786 và đứa con trai duy nhất của họ cũng chết không lâu sau đó.
Tượng Kittur Rani Chennamma. |
Chennamma, giờ là người cai trị chính đáng nhưng không được công nhận của Kittur, đã nhận nuôi một người con trai nhằm tiếp tục dòng dõi hoàng gia. Tuy nhiên, để chiếm quyền kiểm soát Ấn Độ, Chính phủ Anh và Công ty Đông Ấn Anh đã ban hành Học thuyết Mất quyền lực.
Tuyên bố này cấm các nhà cai trị bản địa nhận con nuôi nếu họ không có con: Sau cái chết của nhà cai trị, đất đai sẽ trở thành lãnh thổ của Anh. Kittur rơi vào tay của Công ty thương mại Đông Ấn đầy quyền lực, dưới sự chỉ huy của Chaplin, cao ủy tại Ấn Độ. Rani từ chối công nhận sự cai trị của người Anh với người dân của bà, và đã đối đầu với quân Anh khi họ tiến vào Kittur bằng một đội quân của riêng mình.
Hàng trăm lính Anh đã bị giết trong cuộc chiến đấu diễn ra sau đó, cùng với Thackeray, nhà cai trị Kittur được Anh dựng lên. Cuối cùng, các đội quân hoàng gia lớn hơn nhiều đến từ Myshore mà Sholapur bao vây nữ hoàng tại pháo đài của bà. Bà đã chống cự với người Anh trong 12 ngày, cho tới khi những kẻ phản bội phá hoại nguồn cung thuốc súng của bà. Sau khi thất bại, bà bị giam cho tới khi chết vào năm 1829. Mặc dù không thành công, Chennamma đã hành động như một anh hùng và là nhân vật đứng đầu trong suốt phong trào tự do.
(Còn nữa)
Trần Anh