Truyền nghề, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên ngoại thành Hà Nội

Sau 7 năm, dự án “Đào tạo nghề cho thanh niên phát triển sinh kế bền vững để khởi nghiệp” triển khai khu vực ngoại thành Hà Nội đã đào tạo nghề cho gần 2.500 thanh niên và từng bước hình thành các nhóm khởi nghiệp.

Đào tạo nghề truyền thống

Bà Nguyễn Bích Vượng, Giám đốc Trung tâm Tài chính vi mô và phát triển (M&D), đơn vị triển khai dự án cho biết: Ưu tiên của dự án phát huy nghề truyền thống và những nghề mà thanh niên tại các địa phương đang có nhu cầu học tập, ra việc làm. Năm 2022, chương trình triển khai tại 4 huyện ngoại thành với 296 học viên tham gia học bảy nghề truyền thống (Thêu tay truyền thống, mây tre đan, sơn mài, chế biến gỗ mỹ nghệ, nghề đan lưới đánh bắt cá, nghề may xuất khẩu, nghề chế biến món ăn chay).

Chình vì có khảo sát trên nhu cầu thực tế của từng địa phương nên các lớp có đông thanh niên tham gia học. Chị Nguyễn Thị Thuỳ Ngân, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ: tham gia lớp đào tạo về mây tre đan cho biết: Tham gia lớp học nghề truyền thống và tập huấn quản lý tài chính vi mô, khởi nghiệp tôi đã học hỏi hơn về kỹ thuật, nhất là mẫu mã thiết kế cho phù hợp với người tiêu dùng hoặc làm hàng thủ công mỹ nghệ hợp với khách du lịch. Bên cạnh đó, tôi biết hơn về quản lý tài chính theo kế hoạch, khả năng thành lập doanh nghiệp nhỏ ra sao để khởi nghiệp.

Chú thích ảnh
Anh Nguyễn Hồng Long học nghề đan lưới đánh bắt cá.

Đáng chú ý, năm 2022, một nghề mới được đưa vào dạy là nghề đan lưới đánh bắt cá tại huyện Thường Tín. Anh Nguyễn Hồng Long (xã Minh Cường, huyện Thường Tín) cho biết: Trước đây, nghề này chỉ có người lớn tuổi làm nên khi lớp học truyền nghề, tôi đăng ký theo học để biết nghề truyền thống của địa phương và học kỹ năng đan để làm lưới bán cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản.

Để đảm bảo chất lượng truyền nghề, mới lớp học chỉ 30 học viên. Do liên kết với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nên 85% học viên ra có việc làm. Nổi bật như lớp thêu, Tính trung bình mỗi học viên vừa học vừa làm đã thu nhập 2 triệu đến 3 triệu đồng/tháng.

Từ các lớp đào tạo nghề cơ bản, chương trình lựa chọn các học viên có mong muốn học nâng cao và tổ chức thành lớp chuyên sâu về khởi nghiệp, qua đó giúp các học viên khởi nghiệp thành công.

Góp phần tạo sinh kế bền vững

Dự án đào tạo nghề cho thanh niên Hà Nội do Trung tâm M&D phối hợp với một số tổ chức đoàn thể, đơn vị dạy nghề có uy tín liên kết với các cơ sở sản xuất nghề thủ công truyền thống thực hiện từ giữa năm 2015 đến nay. Chương trình đã hỗ trợ dạy kỹ năng nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội. Đến nay, chương trình án đã tổ chức 78 lớp đào tạo nghề với 12 nghề truyền thống cho gần 2.500 thanh niên.

Đáng chú ý, giai đoạn 2 của dự án bên cạnh đào tạo nghề cơ bản, chương trình hướng đến lớp nâng cao và khởi nghiệp để thanh niên có sinh kế bền vững trên chính quê hương. Năm 2022, chình đã hình thành 3 nhóm khởi nghiệp thêu; 3 nhóm khởi nghiệp mây tre đan; 1 nhóm khởi nghiệp món ăn chay.

Chú thích ảnh
Một lớp học nghề sơn mài tại huyện Thường Tín.

Ông Nguyễn Văn Trung, chủ cơ sở mây tre giăng đan Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ cho biết: Đối tượng của chương trình hướng tới thanh niên mang ý nghĩa lớn cho sự tiếp nối nghề truyền thống. Nhất là trang bị cho học sinh kiến thức mới về mẫu mã sản phẩm, thị trường và quản lý tài chính. Trong thời buổi kinh tế thị trường, đây là những yếu tố còn thiếu tại các làng nghề

Còn nghệ nhân Nguyễn Thuý Đào, chủ cơ sở Tranh thêu tay Phương Thảo, huyện Thường Tín cho rằng: Các cơ sở sản xuất cũng đang rất cần lao động có kỹ năng nên các lớp truyền nghề như chương trình đang triển khai hỗ trợ nguồn nhân lực địa phương. Học viên học xong có thể làm nghề và giữ nghề truyền thống, Với các bạn trẻ, với khả năng nắm bắt công nghệ, giao tiếp trên mạng xã hội, các bạn trẻ bên cạnh học nghề còn tiếp cận nâng cao tay nghề, học quản lý, quản trị, quản lý tài chính, bán hàng online…

Đánh giá về hiệu quả của chương trình, ông Lê Đức Thọ, Bí thư Huyện đoàn Thường Tín cho rằng: Các lớp đào tạo nghề đã giúp các học viên tìm được công việc có thu nhập ổn định đê phát triển sinh kế tại địa phương, góp phần hạn chế việc di dân ra thành phố kiếm sống,làm ảnh hưởng đên trật tự xã hội.

Tiến sỹ Phạm Ngọc Chính, chuyên gia đào tạo chương trình khởi nghiệp, đánh giá: Điểm đặc trưng của chương trình này là kết hợp với các cơ sở sản xuất đào tạo tại chính làng nghề. Nhờ đó, học viên tốt nghiệp có việc làm và góp phần duy trì nghề truyền thống khu vực ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có nguồn vốn, thị trường….

Bài, ảnh: XM/Báo Tin tức
Các khách sạn trước nỗi lo thiếu nguồn nhân lực
Các khách sạn trước nỗi lo thiếu nguồn nhân lực

Trong khi hoạt động du lich đang dần phục hồi trở lại sau dịch COVID-19 thì các khách sạn, cơ sở lưu trú trong cả nước vẫn đang lâm vào tình trạng thiếu hụt lao động.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN