Để doanh nghiệp không còn “bị hành”

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố đã cho thấy những tín hiệu lạc quan về môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp (DN) hiện nay.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều DN, họ vẫn bị “hành” khi giải quyết các công việc liên quan đến thủ tục hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan, cấp phép đầu tư…

Theo báo cáo PCI, hơn 66% DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bị cán bộ thực thi công vụ dùng các quy định để nhũng nhiễu; 59% DN nói rằng "công việc được giải quyết sau khi chi tiền bôi trơn"; khâu làm thủ tục thông quan cũng khiến gần 59% DN phải chi tiền. Tỷ lệ DN cho biết họ phải chi phí cho thủ tục hành chính tăng qua các năm (từ 50% năm 2013), lên tới 66% năm 2015). Nhiều DN nói, các khoản chi cho riêng mục này chiếm tới hơn 10% tổng doanh thu của họ. Đặc biệt, vẫn có tới 65% DN cho biết “tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến”.

Dẫn những con số để thấy rằng, nền hành chính của chúng ta vẫn chưa thực sự chuyển mình, chưa thể coi đó là nền hành chính trong sạch, mang tính phục vụ. Tức là nền hành chính chưa thích ứng được với sự phát triển, chậm đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển chung. Hệ quả là các doanh nghiệp trong nước vẫn yếu về tính cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng với quốc tế.

Phải thẳng thắn nhìn nhận, những bất cập về thủ tục hành chính, trước hết là sự thiếu trách nhiệm, đúng hơn là sự vô cảm của những người thực thi công vụ. Sự vô cảm này khiến doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, tốn kém cả về thời gian lẫn chi phí. Những bất cập vừa nêu, chưa hoàn toàn là để vòi vĩnh, mà có thể còn vì thói quen, vì sợ trách nhiệm của những người thực thi nhiệm vụ.

Câu hỏi được đặt ra chỉ khi lãnh đạo cấp trên trực tiếp chỉ đạo phải giải quyết ngay vướng mắc cho doanh nghiệp, thì khi ấy cá nhân và đơn vị có trách nhiệm mới chịu vào cuộc? Rõ ràng, đó là tệ quan liêu, vô cảm, thiếu ý thức trách nhiệm vẫn tồn tại trong không ít cán bộ, công chức các cơ quan hành chính. Trong khi đó, đơn vị, cá nhân vi phạm lại chưa được xử ký nghiêm minh.

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp không còn lo bị “hành”, yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh? Cần chế tài nào nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính? Đó là những câu hỏi cần được trả lời một cách thấu đáo trong công cuộc cải cách hành chính của nước ta hiện nay.
Yến Nhi
Hạn, mặn không còn là chuyện nhất thời
Hạn, mặn không còn là chuyện nhất thời

Một thông tin không thể vui, đến cuối tháng 3/2016, đã có hơn 2 triệu người dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL - khoảng 12% dân số trong vùng) chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn, mặn. Đây là con số chỉ tính trên nông dân sản xuất lúa bị thiệt hại và thiếu nước ngọt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN