TP Hồ Chí Minh triển khai trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục công nghệ cao

Năm 2020, TP Hồ Chí Minh sẽ có trung tâm nghiên cứu giáo dục công nghệ cao để góp phần đẩy mạnh đổi mới, cải cách giáo dục và tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ cao vào ngành này.

Đó là nhận định của ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, tại buổi trao Giấy chứng nhận đầu tư cho trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh để triển khai dự án "Trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục công nghệ cao" vào ngày 16/8.

Ông Lê Hoài Quốc (bìa phải),Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh trao giấy chứng nhận đầu tư cho đại diện trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh. Ảnh: CTV

Theo đó, tổng vốn đầu tư của dự án là 290 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành trong 2 năm (2019 – 2020). Dự án này có diện tích hơn 8.985 m2 với tổng diện tích sử dụng 16.000 m2 với các phòng nghiên cứu phần mềm quản lý học tập hiện đại, phòng nghiên cứu phát triển môn học trực tuyến, phòng studio, phòng data center nội bộ, các phòng thí nghiệm trang bị video conference cho các nhóm ngành nghiên cứu khác nhau…


Được biết, khi đưa vào sử dụng, trung tâm này sẽ đảm bảo nhu cầu cơ sở vật chất đầy đủ, thuận tiện, tạo lập không gian học tập, nghiên cứu và làm việc đạt chuẩn; tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao đang phát triển nhanh chóng; giúp thực hiện nhiệm vụ dạy và học tối ưu, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục theo mô hình tiên tiến trên thế giới… 


Ngoài ra, đây cũng là nơi tiếp xúc, gặp gỡ doanh nghiệp, trao đổi kinh nghiệm, thỏa thuận hợp tác với các đơn vị đào tạo tiên tiến trong và ngoài nước.


H.Tuyết - V. Âu/Báo Tin Tức
Chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN