Thí sinh còn 2 ngày để đăng ký dự thi và xét tuyển

Thời gian đăng ký dự thi của thí sinh năm nay diễn ra từ ngày 1-20/4/2017. Sau ngày 20/4, thí sinh không được thay đổi các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký. Như vậy chỉ còn hai ngày nữa để thí sinh làm các thủ tục.

Ngày 18/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD- ĐT) thông tin, tính đến 18 giờ chiều ngày 17/4, tổng số thí sinh đăng ký dự thi đạt 754.857, số thí sinh đăng ký xét tuyển là 564.981 (chiếm 74.85%); số lượng thí sinh tự do là 51.665 (chiếm 6.84%).

Tỷ lệ chọn các bài thi: Thí sinh đăng ký bài khoa học tự nhiên là: 289,835(38.4%); thí sinh đăng ký bài khoa học xã hội là: 372,932(49.4%); số thí sinh đăng ký cả 2 bài thi: 64,290 (8.52%).


Hiện đã có 499.949 hồ sơ đăng ký xét tuyển được nhập lên hệ thống (đạt 88,49%). Trong đó, nguyện vọng 1: 499,949(100%); nguyện vọng 2: 438,501(87.71%); nguyện vọng 3: 354,395(70.89%); nguyện vọng 4: 255,257(51.06%); nguyện vọng 5: 175,482(35.1%); nguyện vọng còn lại: 300,607(60.13%). Hiện hệ thống thi và tuyển sinh cũng như hỗ trợ thí sinh hoạt động ổn định.


Bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội đối với thí sinh Giáo dục thường xuyên chỉ có 2 môn thi thành phần là Lịch sử và Địa lí.


Theo đăng kí của các Sở GD - ĐT trên cả nước, năm 2017 sẽ có 955.000 thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia, kể cả các thí sinh tự do. So với năm 2016, số lượng thí sinh đăng kí dự thi năm nay cao hơn (năm ngoái là 900.000 thí sinh).


Trường ĐH có số nguyện vọng đăng ký nhiều nhất là Trường ĐH Cần Thơ với tổng số 78.419 nguyện vọng. Trong đó, số nguyện vọng 1-2-3 là 53.560, chiếm 68%. Đứng thứ hai là ĐH Công nghiệp Hà Nội với 65.847 nguyện vọng. Trong đó, số nguyện vọng 1-2-3 là 37.591, chiếm 57%.


Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có số nguyện vọng đăng ký cao thứ 3 với 47.843 nguyện vọng. Trong đó, số nguyện vọng 1-2-3 là 27.035, chiếm 57%.


Việc đăng ký dự thi và xét tuyển ĐH, CĐ của thí sinh sẽ còn kéo dài cho tới ngày 20/4. Sau thời gian này thí sinh không được thay đổi các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký.


Để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, thí sinh phải thi 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và chọn một trong số 2 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội. Thí sinh có thể đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp; điểm bài thi nào cao hơn sẽ được tính để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.


Theo quy định, thí sinh đã đăng ký dự thi bài thi tổ hợp nào sẽ phải dự thi hết các môn thành phần của bài thi tổ hợp đó. Trường hợp thí sinh không dự thi sẽ được coi là bỏ thi bài thi đã đăng ký để xét tốt nghiệp và không được xét công nhận tốt nghiệp.


Bộ GD- ĐT cho biết, quy chế tuyển sinh không hạn chế số nguyện vọng, nhưng thí sinh cần cân nhắc xem xét kỹ từng nguyện vọng trước khi đăng ký, phải đảm bảo các nguyện vọng đăng ký phù hợp với năng lực của mình nhưng cũng là những ngành mình yêu thích để đảm bảo được làm công việc yêu thích hoặc phù hợp với năng lực, khi đã trúng tuyển không phải cân nhắc việc có nên nhập học hay không.


Việc lựa chọn của thí sinh hiện nay về cơ bản thí sinh phải chọn cả 3 trường/nhóm trường: nhóm trường cao hơn năng lực trung bình của thí sinh một chút; nhóm trường hoàn toàn phù hợp với năng lực của thí sinh và nhóm thấp hơn so với năng lực để phòng những rủi ro khi thi cử.

Lê Vân (Báo Tin Tức )
Điền thông tin cộng điểm vào phiếu đăng ký dự thi như thế nào
Điền thông tin cộng điểm vào phiếu đăng ký dự thi như thế nào

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD – ĐT) vừa có hướng dẫn chi tiết về cách thức điền thông tin vào phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2017 ở mục cộng điểm ưu tiên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN