Quy định mới về cơ chế thu học phí

Từ năm học 2016-2017, học phí đối với các chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non và giáo dục phổ thông công lập được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm.


Học phí đối với các chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non và giáo dục phổ thông công lập năm học 2015 - 2016 từ 60.000 - 300.000 đồng/tháng/học sinh đối với khu vực thành thị; từ 30.000 - 120.000 đồng/tháng/học sinh đối với khu vực nông thôn và từ 8.000 - 60.000 đồng/tháng/học sinh đối với miền núi.

Từ năm học 2016 - 2017 trở đi, học phí đối với các chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non và giáo dục phổ thông công lập được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo.

Nội dung trên được quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

Trần học phí đại học

Các em học sinh người dân tộc tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Theo Nghị định trên, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 (kể cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động), cụ thể: (Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên).

Khối ngành, chuyên ngành đào tạo: 1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản: Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018 là 1.750, Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020 là 1.850, Năm học 2020-2021 là 2.050; 2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch: Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018 là 2.050, Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020 là 2.200, Năm học 2020-2021 là 2.400; 3. Y dược: Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018 là 4.400, Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020 là 4.600, Năm học 2020-2021 là 5.050.

Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 (kể cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động): Khối ngành, chuyên ngành đào tạo: 1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản: Năm học 2015-2016 là 610, Năm học 2016-2017 là 670, Năm học 2017-2018 là 740, Năm học 2018-2019 là 810, Năm học 2019-2020 890, Năm học 2020-2021 là 980; 2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch: Năm học 2015-2016 là 720, Năm học 2016-2017 là 790, Năm học 2017-2018 là 870, Năm học 2018-2019 là 960, Năm học 2019-2020 là 1.060, Năm học 2020-2021 là 1.170; 3. Y dược: Năm học 2015-2016 là 880, Năm học 2016-2017 là 970, Năm học 2017-2018 là 1.070, Năm học 2018-2019 là 1.180, Năm học 2019-2020 là 1.300, Năm học 2020-2021 là 1.430.

Nghị định quy định, học phí đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo phương thức giáo dục thường xuyên áp dụng mức không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đào tạo theo chương trình đào tạo đại trà tại cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chưa thực hiện tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.

Phải công khai mức học phí


Nghị định cũng nêu rõ nguyên tắc xác định học phí. Cụ thể, đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm.

Học phí của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí đào tạo.

Còn đối với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ, học phí được xác định trên cơ sở tính toán có sự cân đối giữa hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của người học, thực hiện theo lộ trình giảm dần bao cấp của Nhà nước.

Các cơ sở giáo dục phải công bố công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

TTXVN/Tin Tức
Tăng học phí, sinh viên nghèo sẽ khó hơn
Tăng học phí, sinh viên nghèo sẽ khó hơn

Năm học 2015 - 2016, có 6 trường ĐH tăng học phí theo đề án thí điểm đổi mới cơ chế tài chính đã được Chính phủ với mức tăng từ 1,5 - 4,2 triệu đồng/năm, áp dụng cho sinh viên toàn trường, chứ không chỉ những tân sinh viên năm học mới. Việc tăng học phí đã làm dấy lên những lo ngại với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và sinh viên nghèo học giỏi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN