Kinh doanh đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp, sinh viên dễ bị dính 'bẫy'

Ngày 27/11 tại Hội nghị tập huấn về “Nhận diện các hành vi bán hàng đa cấp bất chính” do trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh (UEF) phối hợp với Uỷ ban cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) tổ chức, ThS. Bùi Quang Đông, Trưởng Phòng Công tác sinh viên UEF cho biết, các hoạt động kinh doanh đa cấp ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp.

Chia sẻ về hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam, ông Phạm Văn Cao, đại diện Ban quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, Ủy ban cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết, bán hàng đa cấp bất hợp pháp gồm 2 hình thức: trả thưởng theo mô hình đa cấp và có giấy phép bán hàng đa cấp nhưng hoạt động bất chính.

Chú thích ảnh
Ông Phạm Văn Cao chia sẻ nhiều thông tin về các hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam.

Ông Phạm Văn Cao cho rằng, cả hai hình thức này đều có sự khác nhau nhất định về quy mô, cách vận hành, tuy nhiên đều có một số điểm chung như: yêu cầu trả tiền cho việc tuyển dụng, nói quá về cơ hội làm giàu hoặc công dụng sản phẩm, phải đặt cọc tiền khi tham gia. Đây là các dấu hiệu tiêu biểu mà mỗi cá nhân cần cảnh giác để không rơi vào "bẫy đã cấp".

"Có rất nhiều "bẫy đa cấp" đến từ chính những người thân, bạn bè xung quanh chúng ta. Từ việc mất cảnh giác, chúng ta vội vàng tham gia và hậu quả để lại chính là mất thời gian, tiền bạc, công sức hay thậm chí là nhiều mối quan hệ quý giá”, ông Phạm Văn Cao nói.

Theo các chuyên gia, bán hàng đa cấp từ lâu đã không còn là khái niệm xa lạ trong các lĩnh vực kinh doanh, tiếp thị, tuy nhiên hình thức kinh doanh này liên tục xuất hiện các biến tướng. Thực tế, ngày càng có nhiều người rơi vào “bẫy đa cấp” và phải gánh chịu hậu quả nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần.

ThS. Bùi Quang Đông cho rằng, các hoạt động kinh doanh đa cấp ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp. Theo đó, làm sao để sinh viên nhận biết được trường hợp nào là hợp pháp để tham gia và trường hợp nào là biến tướng cần phòng tránh là vấn đề mà nhà trường, xã hội cần chú trọng.

“Thông qua buổi tập huấn này, nhà trường hy vọng sinh viên sẽ tích luỹ được nhiều kiến thức bổ ích để ứng dụng vào cuộc sống, nhận diện và phòng tránh khỏi việc bị dụ dỗ tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp bất hợp pháp, từ đó bảo vệ bản thân và những người xung quanh”, ThS. Bùi Quang Đông chia sẻ thêm.

Tại buổi tập huấn, các chuyên gia đã cung cấp những bí quyết giúp các bạn sinh viên phòng tránh những hoạt động kinh doanh đa cấp phi pháp. Cụ thể, mỗi sinh viên cần tìm hiểu và nâng cao ý thức cảnh giác đối với các hoạt động đầu tư, kinh doanh tiền ảo, dịch vụ, bất động sản, dịch vụ giáo dục, thương mại điện tử lợi dụng mô hình đa cấp… rầm rộ trên các mạng xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, từ chối những tin nhắn, cuộc gọi kêu gọi đầu tư, mời chào kinh doanh đa cấp không rõ nguồn gốc là một phương pháp hiệu quả để tránh rơi vào tình trạng này.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo, khi còn ở giảng đường đại học, sinh viên nên tập trung vào việc học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện và phát triển kỹ năng cho bản thân. Việc tham gia vào các tổ chức đa cấp, dù là hợp pháp thì vẫn mất nhiều thời gian, công sức và luôn tồn tại nhiều rủi ro không lường trước được.

Tin, ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức
Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Absonutrix Việt Nam 
Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Absonutrix Việt Nam 

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết, căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, cơ quan quản lý cạnh tranh thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty TNHH Absonutrix Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN