Diễn đàn Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Cần tăng số môn học định hướng nghề nghiệp

GS.VS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Nên tăng môn học định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

GS VS Đào Trọng Thi

Trong dự thảo đã có cơ cấu môn học, nhưng chưa cụ thể từng môn học, mức độ kiến thức; nên không đủ tiêu chí để đánh giá toàn bộ Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 

Trong dự thảo chương trình phổ thông tổng thể, nhiều ý kiến đưa ra là tổng số môn học và số môn học bắt buộc đều nhiều lên, trong đó có nhiều môn học mới. Theo tôi, bắt buộc không có nghĩa là “số một”, mà là “kiến thức phải có”. Khi nào chúng ta có được đầy đủ thông số về môn học đó như học trong bao lâu, yêu cầu, độ khó như thế nào mới có thể kết luận được chính xác điều mà chúng ta đang bàn. Cụ thể, một bài giảng mà học sinh có thể hiểu ngay trong giờ học khác với một bài giảng học sinh mất tới vài ngày vẫn chưa hiểu hết. Quá tải không nằm ở số lượng môn mà ở lượng kiến thức và yêu cầu mà môn học đặt ra. Trong khi lượng kiến thức và yêu cầu môn học đặt ra dự thảo vẫn chưa nhắc tới thì không thể đánh giá được. 


Ưu thế của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lần này là học sinh được học tập theo ý muốn, nguyện vọng, sở thích của mình chính là giúp giảm nhẹ cho quá trình học tập của các em. Đó là, số môn có thể nhiều nhưng các em chỉ lựa chọn số ít trong những môn đó, mỗi em lựa chọn theo nhu cầu riêng của mình. Tuy nhiên, dư luận đặt ra nhiều phản biện thì Ban soạn thảo nên lưu ý để hoàn thiện, tránh đi ngược lại mục đích, yêu cầu mà chúng ta đặt ra trong đổi mới chương trình phổ thông tổng thể lần này.


Tuy nhiên, Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu về số lượng môn học tự chọn, càng ngày càng phải mở rộng để tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn theo định hướng. Khi tương lai nghề nghiệp sẽ ngày càng đa dạng hơn nên các môn học cũng cần tiếp tục phát triển để phù hợp.


Thực tế 3 năm giáo dục THPT dành một năm đầu là học phân hóa nhưng bắt đầu phân hóa theo từng môn học, khác với giáo dục cơ bản (THCS) học các môn tích hợp là chính. Và 2 năm cuối chúng ta dành chủ yếu để học sinh học theo các môn học các em tự chọn theo sở thích cũng đồng thời là định hướng nghề nghiệp.


Khi các em kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản chúng ta phải cố gắng tạo ra động lực, chính sách, sự khuyến khích để một tỷ trọng nhất định học sinh sau THCS sẽ chuyển sang học giáo dục nghề nghiệp. Việc chuẩn bị cho sự phân luồng không nằm ở THPT mà ở chính từ trong chương trình giáo dục cơ bản. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vẫn chưa đảm bảo được điều này. 


Ban soạn thảo đã làm tốt khi cân nhắc cho các em lựa chọn theo từng môn học. Rõ ràng nghề nghiệp trong tương lai sẽ không còn đơn thuần chỉ tách biệt riêng khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội nữa mà sẽ có những nghề kết hợp hài hòa giữa hai tổ hợp này. Đây là một bước tiến để học sinh được lựa chọn phù hợp với sở trường, nguyện vọng và phù hợp với định hướng nghề nghiệp hơn.


LV ghi
Diễn đàn Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể:  Môn học nhiều lại yêu cầu cao
Diễn đàn Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Môn học nhiều lại yêu cầu cao

Theo một số chuyên gia giáo dục thì Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đưa ra với nhiều phẩm chất năng lực với học sinh là quá cao. Trong khi đó, các môn học bắt buộc nhiều, cần phải sắp xếp lại phù hợp với với thực tế và thông lệ quốc tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN