Hai tháng sau thảm họa động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, quỹ hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ phục hồi hiện mới chỉ đạt 28% mức mục tiêu 1 tỷ USD đề ra ban đầu.
Bất chấp còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các trận động đất kinh hoàng xảy ra tháng trước, nhiều nông dân ở tỉnh Hatay, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã bắt đầu trở về nhà để chuẩn bị cấy, trồng cho vụ Xuân.
Ngày 27/3, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết khoảng 60.000 người Syria tị nạn tại nước này đã trở về nước sau thảm họa động đất hồi tháng 2 năm nay tại hai nước.
Liên hợp quốc (LHQ) và các đối tác tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phân phát hàng cứu trợ tới các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 6/2.
Ngày 20/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thông báo EC sẽ chi 1 tỷ euro (1,07 tỷ USD) để hỗ trợ công tác tái thiết tại Thổ Nhĩ Kỳ sau động đất.
Ông Durmus Uygun cầm mũi khoan xuyên thẳng vào tường để kiểm tra xem ngôi nhà của mình liệu có sụp đổ hay không nếu một trận động đất đáng sợ tấn công Istanbul.
Ngày 16/3, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết dù còn nhiều thách thức, song các nhân viên hỗ trợ nhân đạo tại Syria vẫn đang đẩy mạnh vận chuyển hàng cứu trợ cho các nạn nhân sau thảm họa động đất vào tháng 2 vừa qua.
Chiều 17/3/2023, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, tuyên dương đoàn cứu nạn, cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tham gia làm nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng các thành phố container dành cho những người mất nhà cửa sau trận động đất kinh hoàng hôm 6/2.
Ngày 9/3, một người phát ngôn của Liên hợp quốc (LHQ) cho hay tổ chức này và các cơ quan chuyên trách sẽ tiếp tục viện trợ cho các nạn nhân trong trận động đất xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hồi tháng trước.
Ngày 9/3, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) cho hay sẽ giải ngân 1,5 tỷ euro (1,58 tỷ USD) trong 2 năm tới để hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ tái thiết và hồi phục những khu vực đổ nát sau trận động đất lớn hồi tháng trước.
Phóng sự “Thảm hoạ thức tỉnh lương tri” của Tin tức TV tuần này sẽ khái quát lại thảm kịch xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cũng như mang tới bài học kinh nghiệm có thể rút ra nhằm tránh lặp lại vết xe đổ ở những nước có nguy cơ xảy ra động đất mạnh, bao gồm Việt Nam.
Tại trung tâm thành phố Osmaniye, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, một cặp vợ chồng già vẫn chờ đợi bên đống đổ nát của tòa nhà ba tầng nơi họ từng sống, hy vọng có thể lấy lại số tiền tiết kiệm cả đời của họ.
Ngày 7/3, bà Louisa Vinton, quan chức thuộc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng thiệt hại do thảm họa động đất trong tháng 2 vừa qua tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vượt 100 tỷ USD.
Một tháng sau thảm họa động đất, các đợt dư chấn vẫn có lúc làm rung chuyển nhiều vùng ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ nhưng nhiều người dân nơi đây đã bắt đầu vực dậy tinh thần, hướng về tương lai sau khi "thoát khỏi lưỡi hái tử thần".
Ông Abdullah Senel từng là người có thần kinh thép. Nhưng đó là trước thảm họa động đất kinh hoàng ngày 6/2.
Ngày 4/3, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi các nước đẩy nhanh việc tiếp nhận người tị nạn Syria từ các khu vực chịu ảnh hưởng thảm họa động đất ở nước này và Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua. Lời kêu gọi được đưa ra khi 89 người tị nạn Syria đã từ Thổ Nhĩ Kỳ đến thủ đô Madrid của Tây Ban Nha.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 3/3 ước tính trận động đất có độ lớn 7,8 và các đợt dư chấn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hồi tháng trước đã gây ra thiệt hại vật chất trực tiếp lên đến khoảng 5,1 tỷ USD ở Syria, khiến quốc gia nhiều năm chìm trong nội chiến này càng gặp nhiều khó khăn.
Ngày 3/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết công tác tái thiết sau trận động đất lớn xảy ra vào tháng trước sẽ tập trung vào việc xây dựng lại các tòa nhà thấp tầng hơn và xây mới trên các nền đất chắc hơn.
Tại thành phố cảng Iskenderun (Thổ Nhĩ Kỳ), các toa tàu hỏa đã trở thành nơi tạm trú cho những người sống sót sau trận động đất kinh hoàng xảy ra ngày 6/2.