Khái niệm "Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi Cách mạng Công nghiệp 4.0" là khái niệm được nhen nhóm từ những năm 2000, và chỉ đến thời điểm này mới thật sự bùng nổ như một cuộc cách mạng nghiên về các công nghệ số, Internet với mục đích biến thế giới thực thành một thế giới số.
Theo TS Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là cuộc cách mạng về kết nối. Thể hiện ở điểm nó liên quan đến nhiều công nghệ khác, không tách rời. Kết nối ở đây là sự tương tác giữa người - vật và thế giới số một cách tức thời - hiệu quả - thông minh. Ở cuộc cách mạng đầu tiên, người ta làm riêng lẻ từng loại công nghệ, còn ở hiện tại, là sự gia tăng kết nối, giữa cái này với cái kia, tạo thành một mạng lưới tổng thể chung. Tính chất tức thời - hiệu quả - thông minh của chuỗi kết nối này ngoài việc làm tăng năng suất lên hàng chục, hàng trăm lần sẽ khiến cho hàng triệu người lao động sẽ phải "từ nhà máy bước ra ngoài".
Và thực tế cho thấy, vai trò của việc ứng dụng công nghệ đang thực sự tạo nên những sự thay đổi rõ rệt trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức. Mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đặt ra cho Việt Nam những thách thức to lớn. TS Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: “Cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực để Việt Nam phải đổi mới, tái cơ cấu. Đối với các doanh nghiệp, họ nên tìm ra con đường để tự tiếp cận với cuộc cách mạng 4.0 theo cách riêng của mình. Tôi tin các doanh nghiệp Việt Nam sáng tạo và năng động sẽ thực hiện cách mạng 4.0 theo cách của riêng mình”.
Không chỉ đứng trước thách thức nâng cao hiệu suất của hoạt động sản xuất, hoạt động phân phối và thanh toán cũng đang đặt doanh nghiệp trước bài toán cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu lựa chọn tích hợp các giải pháp công nghệ hoạt động thanh toán và hỗ trợ thanh toán nhằm tiếp cận tới những thị trường lớn hơn với một chi phí giảm đáng kể.
Ông Đào Trung Thành, Giám đốc Công nghệ của MVV Technonologies đánh giá: “Hiện nay, nếu doanh nghiệp ICT chỉ triển khai cung cấp một dịch vụ hay sản phẩm CNTT thì không thể đáp ứng được nhu cầu cũng như bài toán mà khách hàng đòi hỏi. Một giải pháp tổng thể sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng”.
Trong xu thế này, các doanh nghiệp ICT như VNPT đã tận dụng được ưu thế của một tập đoàn lớn mạnh dịch vụ phổ rộng, nhiều tiện ích, từ đó nghiên cứu, triển khai và cung cấp ra thị trường các gói giải pháp công nghệ tích hợp đa dịch vụ. Đi cùng với đó là một đội ngũ nhân lực mạnh cùng giá thành hợp lý, thậm chí còn có những khuyến mại, giảm giá hấp dẫn. Những yếu tố đó giúp cho gói dịch vụ tích hợp được VNPT triển khai hứa hẹn giành được sự quan tâm, đón nhận của khách hàng.
Mới đây, doanh nghiệp đã cung cấp ra thị trường các gói dịch vụ tích hợp như: gói tích hợp giải pháp quản lý thông tin bệnh viện VNPT HIS và hoá đơn điện tử VNPT - Invoice; gói tích hợp giải pháp quản lý doanh nghiệp/cửa hàng VNPT POS và Hoá đơn điện tử VNPT - Invoice; Gói giải pháp tích hợp vnEdu và VNPT - Invoice; Giải pháp tích hợp biên lai điện tử VNPT - Invoice trên phần mềm một cửa danh cho cơ quan hành chính sự nghiệp VNPT iGate. Sau thời gian triển khai, các giải pháp tích hợp đã chứng minh về hiệu quả trong áp dụng, như tối ưu hoá quy trình, giảm đáng kể thời gian, công sức và chi phí cho khách hàng.
“Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thay đổi hầu như các công nghệ trong doanh nghiệp, các CEO cần thấu hiểu chuyển đổi số là một việc phải làm càng nhanh càng tốt tới tồn vong của chính doanh nghiệp. Đó là là kết hợp của công nghệ, quy trình và nhân lực. Công nghệ chính là yếu tố quan trọng thay đổi quy trình và quyết định yếu tố nhân lực như thế nào cho phù hợp” - Chuyên gia chuyển đổi số - Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp - Ths Vũ Tuấn Anh khẳng định.