Làm gì để có thương hiệu mạnh

Buổi tọa đàm "Làm gì để có thương hiệu mạnh” do tạp chí Nhà đầu tư vừa tổ chức có sự tham dự của các nhà doanh nghiệp, học giả, chuyên gia kinh tế, nhà văn hóa uy tín.

Qua hơn ba thập kỷ đổi mới, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi tầm vóc và diện mạo của nền kinh tế đất nước.

Nhiều thương hiệu Việt không những đã chinh phục, chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng trong nước, mà còn vươn lên cạnh tranh với các tập đoàn xuyên quốc gia cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Bên cạnh những thương hiệu được hình thành từ khu vực kinh tế Nhà nước như Viettel, Vietnam Airlines, Vinamilk, Vietcombank…, nhiều thương hiệu danh giá được hình thành và trỗi dậy từ khu vực kinh tế tư nhân như: Vin Group, Sun Group, Tân Hiệp Phát, Thaco, Vietjet Air, Techcombank…

Chú thích ảnh

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại chúng ta cũng đang chứng kiến những thương hiệu Việt từng vang bóng một thời bị biến mất do những thăng trầm của tiến trình phát triển và sau những thương vụ sáp nhập, mua bán, hợp nhất như Nước giải khát Tribeco, Kem đánh răng Dạ Lan…
Trong bối cảnh nói trên, nhiều câu hỏi đang được đặt ra và rất cần có lời giải như: Đâu là những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của một thương hiệu? Chiến lược phát triển, chất lượng sản phẩm - dịch vụ, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh hay tích hợp tất cả các yếu tố đó? Làm gì và làm thế nào để tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng ?...

Tại buổi tọa đàm, nhà văn Tạ Duy Anh tiếp cận vấn đề xây dựng thương hiệu là "niềm tin bền vững của khách hàng". Theo ông, quá trình hình thành nên một thương hiệu hàng hóa, luôn có lộ trình giống nhau. Bắt đầu là bước khó khăn nhất, trước hết phải có được sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bước tiếp theo là chứng minh cho khách hàng thấy sản phẩm đó bền, đẹp hơn sản phẩm cùng loại, đáng với số tiền mà khách hàng bỏ ra.

"Có nhiều cách để thực hiện điều đó. Nhưng dù cách nào, quảng cáo bằng những lời hay ý đẹp, cho khách hàng cơ hội trải nghiệm để tự kiểm chứng hay muôn vàn cách khác, thì cuối cùng phải đạt được điều quan trọng sau đây: Chúng tôi nói là nói thật, những gì chúng tôi giới thiệu là phản ánh sự thật hoàn toàn về sản phẩm", nhà văn chia sẻ.

GS. TSKH Nguyễn Mại cho hay thực tế xây dựng thương hiệu phức tạp hơn rất nhiều. Kinh tế, kinh doanh gắn với động lực của từng con người, kể cả những thương hiệu lớn cũng đã vi phạm đạo đức xã hội nghiêm trọng, vi phạm và bị phạt hàng trăm tỷ USD.

Ông khẳng định đây là giai đoạn tốt, trong chuyển hướng ấy có những tập đoàn mạnh, cần nhiều công nghệ để chuyển từ kinh tế theo nguồn tăng trưởng cũ sang theo nguồn tăng trưởng mới.
"Tuy nhiên, làm sao để họ mạnh hơn nữa? Cái chúng ta cần hiện nay làm làm cho các tập đoàn kinh tế lớn lên. Chiến lược làm sao để hình thành “quả đấm mạnh” để phát triển kinh tế; phải bắt đầu từ việc quản trị của tập đoàn, thương hiệu tập đoàn, sự hợp tác của tập đoàn", ông Nguyễn Mại bày tỏ.

Chú thích ảnh

Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, muốn có thương hiệu mạnh thì phải xây nhà từ móng, gắn vào sự sáng tạo và công nghệ, doanh nghiệp cần phải có sự kết nối, tương tác với khách hàng. Vấn đề ở đây là câu chuyện chính sách. Đằng sau những thống kê về tăng trưởng và phát triển của một quốc gia chính là câu chuyện của doanh nghiệp.
Đồng tình với  những quan điểm trên, bà Trần Uyên Phương - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã thu hút sự chú ý của hội trường khi tiết lộ rằng, Tân Hiệp Phát đã chuẩn bị chiến lược công nghệ và phát triển doanh nghiệp theo xu hướng đó từ 10 năm trước, để gặt hái được thành công như ngày hôm nay.

Theo bà Trần Uyên Phương, với tầm nhìn của mình, Tân Hiệp Phát đã định vị phân khúc khai thác là các dòng sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên, có lợi cho sức khỏe, như trà xanh, trà thảo mộc,... thay vì đầu tư vào phân khúc nước có gas mà các công ty đa quốc gia đang chiếm ưu thế. Việc đi vào thị trường ngách, phân khúc sản phẩm ngành nước giải khát có lợi cho sức khỏe, một ngành hàng mà doanh nghiệp FDI không mạnh đã mang đến thành công cho Tân Hiệp Phát.

Chú thích ảnh

Nữ doanh nhân cũng cho biết, chất lượng sản phẩm được đánh giá chỉ qua máy móc công nghệ là chưa đủ, mà chữ “công nghệ” đó còn được hiểu là công nghệ quản trị, bởi vì kiểm soát quá trình là một trong những thứ rất là quan trọng. Để kiểm soát được quá trình thì con người vẫn là một trong những yếu tố xác lập quá trình, kiểm soát đầu tư những vấn đề về nguyên vật liệu cũng là một trong những vấn đề trong quá trình, và máy móc chỉ giúp chúng ta kiểm soát như thế nào, con người sẽ ít tác động nhất và toàn bộ hoàn toàn tự động đối với THP để có thể giảm thiểu các can thiệp vào quá trình.

Hiện nay, Tân Hiệp Phát đang áp dụng các quy chuẩn đào tạo nguồn nhân lực tiên tiến hàng đầu, và chúng tôi khao khát với đội ngũ nhân sự kế thừa chất lượng cao. Bà Trần Uyên Phương cho biết thêm “Tất cả những gì mà chúng tôi triển khai đều nhất quán trong vòng 25 năm vừa qua và chúng tôi khao khát có một thương hiệu Việt, doanh nghiệp Việt có thể tồn tại được hàng trăm năm và THP rất là mong muốn tiến tới doanh nghiệp 100 năm”.
 

Tân Hiệp Phát được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á”
Tân Hiệp Phát được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á”

Tối 10/7, tại TP.HCM, HR Asia Magazine đã tổ chức chương trình HR Asia Award 2019 và vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2019” – “Best companies to work for in Asia (chapter in Vietnam)”. Được lựa chọn từ 300 ứng viên sáng giá nhất thuộc 20 ngành nghề khác nhau, Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một trong số 50 doanh nghiệp được nhận giải thưởng này tại Việt Nam.  

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN