Năm 2023, Bộ GDĐT ghi nhận tổng số hơn 660.000 thí sinh đăng ký xét tuyển, với tổng số 3,4 triệu nguyện vọng. Trước 17h ngày 22/8, các trường đại học sẽ chính thức công bố điểm chuẩn đại học năm 2023 và kết quả xét tuyển đợt 1.
Những ngày này, Bảo Nguyên (Bà Rịa – Vũng Tàu) cứ vài tiếng lại vào mạng để cập nhật thông tin điểm chuẩn đại học. Nguyên cho biết càng gần ngày công bố điểm em càng không muốn đi đâu, làm gì mà chỉ ôm máy tính, lướt điện thoại để “canh” xem có thông tin gì mới không.
“Ngày nào nhóm Zalo lớp em cũng cập nhật thông tin xét tuyển, bàn tán về điểm số, đưa ra so sánh đầu vào của các trường khiến em càng thêm bồn chồn, lo lắng bởi mức điểm em đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành Truyền thông sát sạt điểm chuẩn năm ngoái”, vừa uống chai Trà Xanh Không Độ để giải tỏa căng thẳng, Nguyên vừa nói.
Cùng chung lo lắng, căng thẳng khi ngóng kết quả xét tuyển đại học như Bảo Nguyên, Trà My (Phan Thiết, Bình Thuận) cũng đang “ngồi trên đống lửa”. Em cho biết việc đầu tiên khi ngủ dậy là mở điện thoại cập nhật thông tin công bố điểm chuẩn sau đó mới rời khỏi giường, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và uống chai Trà Xanh Không Độ để giải tỏa căng thẳng, lo lắng, lấy tinh thần chờ trường công bố điểm chuẩn bất cứ lúc nào trong vài ngày tới.
“Trước giờ đóng cổng đăng ký xét tuyển, em đã điều chỉnh nguyện vọng 1 hơi “mạnh tay”, vì thế trong khoảng thời gian chờ điểm chuẩn này em còn căng thẳng, stress hơn cả khi ôn thi. Em hy vọng sẽ đỗ nguyện vọng 1, vào được ngành và trường học mà em luôn yêu thích để có thể theo đuổi và phát huy hết khả năng của mình”.
Huỳnh Bảo An (2k4, TP.Thủ Đức) cho biết vừa qua là lần thứ 2 em trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT nên càng lo lắng, căng thẳng và áp lực hơn nữa khi đứng trước ngưỡng đỗ, rớt đại học.
“Những ngày này em bồn chồn, lo lắng gần như không ngủ được, ăn không ngon miệng nên em thường xuyên uống Trà Xanh Không Độ để giải tỏa căng thẳng, áp lực và online chực chờ trên mạng để cập nhật tình hình công bố điểm chuẩn.
Em có mức điểm xấp xỉ với điểm chuẩn năm ngoái nên càng lo lắng, sốt ruột. Ở kỳ thi này, chỉ cần thiếu 0,25 điểm là em phải rẽ con đường khác, từ bỏ ước mơ vào ngôi trường mong muốn của mình vì đã thi tốt nghiệp đến lần thứ 2”, Bảo An tâm sự.
Không thể phủ nhận rằng những ngày chờ đợi này là thử thách tinh thần với rất nhiều 2K5. Cảm giác lo sợ, bất an về tương lai và áp lực từ nhiều phía góp phần tạo nên bầu không khí căng thẳng với các sĩ tử.
Thế nhưng, thay vì chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng, những ngày này Huỳnh Thanh Mai (2K5, TP.Thủ Đức) chọn cách giải nhiệt cuộc sống bằng những chai Trà Xanh Không Độ. Nữ sinh tin vào những nỗ lực của bản thân dành cho việc học suốt thời gian qua và duy trì một tinh thần lạc quan.
Thanh Mai tâm sự: “Em nhận ra rằng việc lo lắng, căng thẳng chỉ làm cho tâm trạng trở nên xấu đi. Em luôn cố gắng để nghĩ rằng điểm số chỉ là một phần nhỏ trong hành trình học tập của mình. Dù kết quả ra sao, em sẽ vẫn tiếp tục nỗ lực để vươn tới mục tiêu mà bản thân mong muốn trong cuộc sống”.
Trước giờ các trường công bố điểm chuẩn xét tuyển, nhiều giáo viên khuyên các thí sinh nên giữ tinh thần thoải mái, không nên lo lắng thái quá. Trường hợp không may mắn trúng nguyện vọng như mong muốn, các em nên thoải mái vì còn nhiều hướng đi mới. Đại học không phải là con đường duy nhất để các em xây dựng tương lai mà các trường cao đẳng, trung cấp hay trường nghề… cũng là những con đường để các em lập nghiệp, thành công trong cuộc sống nếu đủ nỗ lực và tự tin vào bản thân.