Tiếp sức cho DN nhỏ và vừa khi hội nhập

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, đặc biệt khi bước vào sân chơi hội nhập, cạnh tranh gay gắt càng khiến DNNVV có xu hướng ngày càng bé đi và yếu hơn. Vì vậy, lúc này DNNVV đang cần những chính sách hỗ trợ hiệu quả từ Nhà nước.

DNNVV đang bé đi

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, cho rằng: “DNNVV ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế nhưng sức khỏe DNNVV ngày càng yếu đi và bé hơn. Dường như DN có vốn đầu tư nước ngoài đang làm hồng nền kinh tế chứ không phải DN tư nhân trong nước. Bởi theo kết quả khảo sát 80.000 – 10.000 DNNVV của VCCI trong năm 2014 cho thấy, đa phần DNNVV gặp khó khăn về tài chính. Theo đó, nếu như 76% DN lớn của Việt Nam vay vốn được từ ngân hàng thì tỷ lệ này dành cho DN vừa là 72%, DN nhỏ 60% và DN siêu nhỏ chỉ ở mức 38%".

Các doanh nghiệp Việt cần được tiếp sức khi hội nhập kinh tế.

Theo ông Tuấn, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực từ việc bắt buộc có tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn phiền hà... Thế nên, DNNVV buộc tự cứu mình bằng cách tìm đến bạn bè thân tín, thị trường tín dụng “chợ đen”. Nếu như DN lớn thực hiện phương án luồn lách vốn từ thị trường “chợ đen” với mức 1% thì DN nhỏ phải xoay xở từ thị trường tín dụng này mức 6% trên tổng số vốn đầu tư. Rõ ràng, DNNVV đang thiếu vốn, trong khi việc triển khai quỹ bảo lãnh tín dụng lại chậm và chưa đều khắp, vì vậy hầu hết DN đang tự thân vận động.


Ngoài khó khăn về tài chính, DNNVV còn phải chi trả chi phí không chính thức lên đến 10% doanh thu trung bình của một năm. Rồi các chính sách hỗ trợ DN FDI, cũng như chính sách siết quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đã đưa đẩy DN rơi vào tình trạng “một cổ nhưng mấy tròng”. Mặc dù gặp khó khăn đủ đường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song DNNVV còn buồn lòng hơn khi có địa phương lại dành nhiều ưu đãi về hợp đồng và nguồn lực cho DN thân hữuKhi đánh giá thái độ của chính quyền địa phương đối với khu vực tư nhân thì chỉ có 36% DN siêu nhỏ có vẻ hài lòng.


 Một nghịch lý nữa đã và đang xảy ra là các bộ, ngành đang áp dụng nhiều điều kiện kinh doanh cho DNphần lớn cơ hội dành cho DN “sừng sỏ” hơn là DN nhỏ. Ví dụ như Nghị định 109 của Chính phủ quy định về điều kiện xuất khẩu gạo phải là DN có kho chứa hàng chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, có ít nhất một cơ sở xay xát... Tương tự, DN muốn xuất nhập khẩu gas phải có cầu cảng, có kho tiếp nhận, có tối thiểu 40 đại lý kinh doanh gas... “Tất cả quy định về điều kiện kinh doanh gạo, gas đang nghiêng về phía DN lớn, không đơn giản tạo cơ hội cho DNNVV. Muốn có DN lớn phải đi lên từ DN nhỏ chứ không phải tự dưng có DN lớn để nuôi dưỡng ngân sách”, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.


Hỗ trợ khi hội nhập


Thống kê cho thấy, hiện cả nước có 535.500 DNNVV đang hoạt động. Khối DN này đóng góp khoảng 45% GDP, 31% vào tổng thu ngân sách và chiếm khoảng 35% vốn đầu tư của cộng đồng DN nói chung, thu hút hơn 5 triệu việc làm. Thế nhưng DNNVV lại đang ở tình trạng “đói khát” nhiều thứ. 


Trước những khó khăn của DN về tiếp cận nguồn vốn, Luật sư Hoàng Văn Sơn cho rằng, DNNVV không thể lớn lên được, thậm chí còn teo tóp đi trong cuộc cạnh tranh không bình đẳng trên thương trường hiện nay, đặc biệt khi đất nước đang hội nhập kinh tế sâu rộngBởi DN vừa mới bắt đầu hội nhập nên chưa có nhiều kinh nghiệm, tư duy kinh doanh vẫn theo kiểu tiểu nông nên hiệu quả kinh doanh không caoTuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do trong một thời gian dài nhà nước ưu đãi cho các thành phần kinh tế khác mà quên mất DNNVV làm cho DN này ốm yếu, không có động lực và điểm tựa để đi lên.

Muốn có doanh nghiệp lớn cần nuôi dưỡng, tiếp sức cho những DNVVV vươn lên.

“40 năm qua phát triển thành công về mặt số lượng nhưng về mặt chất lượng lại đang có vấn đề. Điều cần làm hiện nay là đặt tiêu chuẩn chất lượng DNNVV lên hàng đầu. Bởi hội nhập sâu rộng mà không có sức mạnh thì DNNVV sẽ bị đánh bật ra khỏi cuộc chơi. Thời gian tới, nên phân biệt riêng hẳn 3 loại DN là nhỏ, vừa và siêu nhỏ chứ không thể để chung như hiện nay, t
ừ đó mới đi đến chỗ hỗ trợ pháp lý thành lập, bản quyền cho từng loại DN... để hội nhập tốt hơn”, ông Nguyễn Hoàng DũngViện Nghiên cứu khoa học lãnh đạo và quản trị DN cho biết.


Dựa trên tình hình thực tiễnVCCI cũng nhận định, dường như DN càng bé hiệu quả kinh doanh càng khó khăn. Dlớn thì mạnh dạn bành trướng, DN bé thì có phần nhút nhát, rụt rè. Rõ ràng, môi trường kinh doanh tại Việt Nam hơi khác so với các nước khác. Vì vậy, điều cần thiết hiện nay là những chính sách “thông thoáng”, bình đẳng tạo điều kiện hơn nữa để DNNVV có cơ hội phát triển như các thành phần kinh tế khác. Có như vậy, mới có thể giúp DNNVV có cơ hội cạnh tranh khi hội nhập.


"Thời gian tới, phải xác định rõ DNNVV cần hỗ trợ bằng nguồn lực nào, hỗ trợ những cái gì... Hội nhập đang đến gần cho nên phải nhanh chóng hoàn thiện Luật hỗ trợ DNNVV để tăng năng lực cạnh tranh cho lực lượng này”, luật sư Võ Thị Ngọc Như, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho biết. 


Hoàng Tuyết
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN