Bước chuyển mình mạnh mẽ của một doanh nghiệp nhà nước

Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) là cơ hội rất lớn để giúp Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 - CTCP (FiCO) chuyển từ 1 doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần với hoạt động chuyên nghiệp và đa dạng hơn. Cùng với nguồn vốn mới, FiCO định hướng trở thành công ty cung cấp vật liệu xây dựng hàng đầu trên thị trường.

Bước chuyển mình ấn tượng

Tiền thân của Tổng Công ty FiCO hiện nay là Công ty Vật liệu Xây dựng số 1, trực thuộc Bộ Xây dựng, được thành lập từ năm 1976. Ban đầu, Tổng Công ty FiCO có tổng số 8 đơn vị thành viên và 2.189 cán bộ nhân viên với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính bao gồm sản xuất vật liệu xây dựng cơ bản như gạch; Xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp; Kinh doanh vật tư phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng; Khai thác và chế biến khoáng sản. Năm 2003, Tổng Công ty đã chính thức đổi tên thành FiCO và phát triển thương hiệu FiCO.

Ông Nguyễn Quang Trung - Tổng Giám đốc FiCO (bên phải) và ông Nguyễn Ngọc Bền - đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Xuân Cầu (trái) trong lễ ký hợp đồng nguyên tắc bán cổ phần cho nhà đầu tư.

Năm 2006 Tổng công ty FiCO chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Trong giai đoạn 5 năm từ 2006 đến 2010, FiCO đẩy mạnh công tác kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu. Trong đó đặc biệt chú trọng việc quảng bá và xây dựng thương hiệu với bạn hàng trong nước và quốc tế, coi trọng hiệu quả thiết thực và định hướng chiến lược các dòng sản phẩm cao cấp phục vụ xuất khẩu.

Sớm nhận ra các yêu cầu và cơ hội mở ra trong giai đoạn hội nhập, FiCO tập trung tăng cường liên doanh liên kết và Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực xây lắp và xử lý nền móng. Bên cạnh đó, FiCO tiếp tục ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng truyền thống với các sản phẩm xi măng (đen và trắng), các loại VLXD cao cấp phục vụ xuất khẩu (Gạch ceramic, granite, ngói, gạch XD các loại, đá, cát trắng, sản phẩm sau kính....). Điển hình như việc triển khai các dự án Xi măng Tây Ninh, Xi măng trắng (BMT), Đá xuất khẩu (Phước Hòa), Dự án Nghiền cát siêu mịn để xuất khẩu (Cam Ranh), Dự án HAVALY-FiCO (sản xuất sản phẩm MOSAIC sau kính), các dự án cải tạo nâng cấp các dây chuyền sản xuất gạch ngói ở VITALY, Thanh Thanh, Đồng Nai... Bên cạnh lĩnh vực vật liệu xây dựng, FiCO đã đẩy mạnh công tác đầu tư và kinh doanh bất động sản, đồng thời tăng cường việc tìm kiếm và hợp tác với các đối tác để mở rộng quy mô và phạm vi đầu tư các công trình, dự án.

Từ tháng 7/2010 đến tháng 9/2016, Tổng công ty FiCO chính thức được chuyển thành Công ty TNHH một thành viên. Đến tháng 8/2016 Tổng Công ty FiCO đã tiến hành IPO và cuối tháng 9/2016 tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất. Như vậy, kể từ ngày 1/10/2016, Tổng Công ty FiCO chính thức hoạt động với tên gọi Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 - CTCP (FiCO). FiCO hiện có 7 đơn vị phụ thuộc, 1 đơn vị sự nghiệp có thu, 3 Công ty con và 17 Công ty liên doanh, liên kết với tổng số CBCNV là 10.365 người.

Mục tiêu hậu cổ phần hóa và những thách thức

Sau cổ phần hóa, FiCO định hướng trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất vật liệu xây dựng, có cơ cấu hợp lý, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh, tiên phong trong lĩnh vực đầu tư phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng mới được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu, tài nguyên và thân thiện với môi trường.

Việc thay đổi tổ chức quản lý điều hành và phương thức quản trị, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường vốn và các hình thức huy động vốn sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty sau cổ phần hóa.

Trong giai đoạn 2016-20120, FiCO đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7 - 9%/năm, phấn đấu đến năm 2020 doanh thu hợp nhất đạt 8.000 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 300 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ/vốn chủ sở hữu đạt trên 9% và tỷ lệ cổ tức trên 7%.

Trong giai đoạn 2016-20120, FiCO đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7 - 9%/năm, phấn đấu đến năm 2020 doanh thu hợp nhất đạt 8.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 300 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế công ty mẹ/vốn chủ sở hữu đạt trên 9% và tỷ lệ cổ tức trên 7%.

Về kế hoạch đầu tư, FiCO dự kiến tổng mức đầu tư 5 năm tới, khoảng 6.540 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu đầu tư sản xuất xi măng với 4.000 tỷ đồng, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (Khu nhà ở phức hợp Phan Huy Ích và Nhà ở xã hội quận 2) với tổng số tiền là 1.100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, FiCO cũng chi 770 tỷ đồng đầu tư khai thác khoáng sản, 270 tỷ đồng cho vật liệu không nung và 400 tỷ đồng cho các vật liệu xây dựng khác (Nhà máy gạch, đơn vị khai thác mỏ…). Lợi nhuận ròng FiCO đặt ra cho các năm từ 2016 đến 2020 lần lượt là: 59,53 tỷ đồng (2016), 67,32 tỷ đồng (năm 2017), 94,17 tỷ đồng (2018), 110,94 tỷ đồng (2019) và 116,59 tỷ đồng (2020). Cùng với đó, FiCO dự kiến tăng tỷ lệ cổ tức từ mức 4,5% trong năm 2016 lên mức 8,7% năm 2020.

Mục tiêu dài hạn của quá trình cổ phần hóa là tạo ra tiền đề phát triển bền vững cho FiCO trở thành đơn vị hàng đầu về sản xuất vật liệu xây dựng tại thị trường Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, phấn đấu đưa lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng đạt tỷ lệ doanh thu từ 60% đến 65% giá trị toàn Tổng công ty; tốc độ tăng trưởng doanh thu liên hoàn hàng năm đạt bình quân từ 10-15%.

Đặc biệt, FiCO sẽ tiến hành thực hiện các bước niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chuyển thành công ty cổ phần. Việc niêm yết cổ phiếu sẽ là cơ hội để thu hút dòng vốn đầu tư từ thị trường, tạo thêm nguồn lực tài chính dồi dào cho các dự án phát triển của FiCO.

Vật liệu xây dựng là ngành thay đổi công nghệ khá nhanh. Do vậy thị trường đòi hỏi tính linh hoạt cao từ các doanh nghiệp trong ngành. FiCO cũng rất chú trọng đến việc nghiên cứu, đào tạo cũng như giao lưu, học hỏi để bắt kịp với công nghệ nhưng nhiều công nghệ đòi hỏi đầu tư lớn trong khi khả năng huy động vốn của FiCO còn hạn hẹp. Chính vì vậy, sự đồng hành của các nhà đầu tư và cổ đông sẽ rất quan trọng tới sự phát triển của FiCO.
Khanh Ngọc
FICO phấn đấu đạt 8.000 tỷ đồng doanh thu năm 2020
FICO phấn đấu đạt 8.000 tỷ đồng doanh thu năm 2020

Tại đại hội cổ đông lần đầu sau IPO, cổ đông Tổng công ty Vật liệu Xây dựng số 1 - TNHH MTV (FICO) đã thông qua kế hoạch đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7 - 9%/năm, đến năm 2020 doanh thu hợp nhất đạt 8.000 tỷ đồng cùng với mức lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 300 tỷ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN