Agribank sẽ miễn, giảm lãi theo hướng tổng điều chỉnh giảm lãi suất

Agribank sẽ miễn, giảm lãi theo hướng tổng điều chỉnh giảm lãi suất của tất cả các khoản nợ xấu phát sinh trước ngày 15/8/2017 (ngày Nghị quyết 42/2017/QĐ14 có hiệu lực).

Người đứng đầu Agribank, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Trịnh Ngọc Khánh cho biết: "Agribank sẽ miễn, giảm lãi theo hướng tổng điều chỉnh giảm lãi suất sinh trước ngày 15/8/2017 (ngày Nghị quyết 42/2017/QĐ14 có hiệu lực) áp dụng cơ chế miễn 100% lãi quá hạn; miễn, giảm lãi đối với khách hàng khó khăn, thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhanh nhất với mức miễn, giảm lãi cao nhất có thể lên tới 100% số lãi tồn đọng. Số lãi mà Agribank có thể miễn, giảm lên tới vài chục ngàn tỷ đồng…

Ông Trịnh Ngọc Khánh - Chủ tịch HĐTV Agribank.

Những giải pháp này được ông Trịnh Ngọc Khánh đưa ra tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 được Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 21/7 mới đây, thể hiện quyết tâm vào cuộc ngay lập tức của Agribank cùng ngành Ngân hàng trong việc quyết liệt xử lý nợ xấu.

Là Ngân hàng thương mại duy nhất do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, Agribank giữ vai trò chủ lực trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cung cấp tín dụng và các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế nói chung và “Tam nông” nói riêng. Mặc dù đây là lĩnh vực chịu khá nhiều rủi ro lớn bởi thời tiết thất thường, thị trường bấp bênh... nên Agribank nhận thức và quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác xử lý nợ xấu, đặc biệt là vai trò đặc biệt quan trọng của Nghị quyết 42 của Quốc hội. Đây cũng là công cụ, cơ sở pháp lý quan trọng trong việc hỗ trợ xử lý nợ xấu, hỗ trợ tích cực hoạt động này theo hướng thuận lợi hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn, góp phần xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu của TCTD, qua đó góp phần khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế.


Theo Chủ tịch HĐTV Agribank Trịnh Ngọc Khánh, Nghị quyết 42 là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức, là điều kiện cần, nhưng để thu hồi nợ có hiệu quả, phải có điều kiện đủ đó là triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả nội dung Nghị quyết này của Quốc hội, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đến toàn hệ thống và toàn thể cán bộ, nhân viên Agribank.


Với quyết tâm cao cùng ngành Ngân hàng trong việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, ngay trong các ngày 21-23/7/2017, tại Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2017, các đại biểu tham dự gồm Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị tại Trụ sở chính và Giám đốc các Chi nhánh trên toàn hệ thống Agribank đã được nghe Chủ tịch HĐTV Agribank Trịnh Ngọc Khánh quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Hội nghị triển khai NQ số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, đồng thời cùng thảo luận, xây dựng cụ thể về kế hoạch và chương trình hành động triển khai Nghị quyết này.

Một số giải pháp chính thể hiện quyết tâm, sự quyết liệt của Agribank trong việc xử lý nợ xấu đã được Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank Trịnh Ngọc Khánh nêu rõ, đó là:

Agribank sẽ ban hành Nghị quyết về miễn, giảm lãi theo hướng tổng điều chỉnh giảm lãi suất của tất cả các khoản nợ xấu phát sinh trước ngày 15/8/2017 (ngày Nghị quyết 42/2017/QĐ14 có hiệu lực). Áp dụng cơ chế miễn 100% lãi quá hạn; miễn, giảm lãi đối với khách hàng khó khăn, thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhanh nhất với mức miễn, giảm lãi cao nhất có thể lên tới 100% số lãi tồn đọng. Với chính sách và cơ chế này, số lãi mà Agribank có thể miễn, giảm lên tới vài chục ngàn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Agribank sẽ thực hiện cho vay hỗ trợ khó khăn (nuôi nợ) đối với tất cả khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro, đã bán của Agribank nay có nguyện vọng, khả năng và điều kiện khôi phục sản xuất, từng bước tạo nguồn trả nợ Ngân hàng. Đây có thể coi là chính sách ưu đãi với khách hàng đang có nợ xấu…


Có thể nói, với những thành công đạt được trong mọi mặt hoạt động kinh doanh của giai đoạn tái cơ cấu 2013- 2015, với quyết tâm cùng ngành Ngân hàng triển khai hiệu quả Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, thông qua triển khai đồng bộ các giải pháp, đây là nền tảng vững chắc để giúp Agribank tự tin bước vào chặng đường phát triển mới. Agribank sẽ tập trung triển khai Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 gắn với Đề án cổ phần hóa khi có chỉ đạo của Chính phủ.

Agribank hiện có tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng, nguồn vốn trên 965 nghìn tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế trên 781 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 73% tổng dư nợ và chiếm hơn 50% thị phần dư nợ lĩnh vực này của toàn ngành ngân hàng.


Tuy là ngân hàng thương mại phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường, mỗi năm bằng tài chính của Ngân hàng, Agribank vẫn dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với các đối tượng khách hàng, cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.


Đăng Giới/Báo Tin Tức
Agribank Lạng Sơn: Dư nợ cho vay đạt 83,2% kế hoạch năm 2017
Agribank Lạng Sơn: Dư nợ cho vay đạt 83,2% kế hoạch năm 2017

Ngày 26/7, trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Xuân Đoan - Giám đốc Agribank chi nhánh Lạng Sơn cho biết: Đến 30/6/2017, tổng nguồn vốn huy động Agribank Lạng Sơn đạt 7.198 tỷ đồng, tăng 647 tỷ đồng; tỷ lệ tăng 10% so với năm 2016, đạt 91,3% kế hoạch năm 2017.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN