Trên 54.000 phụ nữ được hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng chính sách

Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Gia Lai, nguồn vốn tín dụng chính sách ủy thác thông qua Hội Phụ nữ đang có xu hướng tăng trưởng ổn định qua từng năm.

Chú thích ảnh
Mô hình khởi nghiệp thương hiệu cà phê Organic Jrai Ialy của chị Rơ Châm Awưnh, làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai được hiện thực hóa nhờ nguồn vốn vay chính sách xã hội. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Tính đến hết tháng 10/2024, tổng dư nợ uỷ thác qua các Hội đoàn thể đạt 7.371 tỷ đồng, tăng 445 tỷ đồng so với đầu năm. Đặc biệt, tổng dư nợ ủy thác qua Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã vượt mốc 2.500 tỷ đồng, phục vụ cho hơn 54.000 khách hàng.

Ông Nguyễn Triều Quang, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Gia Lai, đánh giá cao vai trò của Hội phụ nữ trong việc triển khai hiệu quả nguồn vốn tín dụng, giúp phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số tiếp cận vốn một cách toàn diện và nâng cao được vị thế, giá trị của bản thân trong gia đình cũng như trong cộng đồng.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo ra những tác động tích cực đáng kể đến cuộc sống của người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo thuộc các dân tộc thiểu số. Nhờ vào sự năng động và các phong trào do Hội phụ nữ các cấp triển khai, hội viên phụ nữ đã phát huy hiệu quả nguồn vốn góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh.  

Từ những câu chuyện thực tiễn trên cho thấy, sự hỗ trợ đúng đắn, kịp thời của nguồn vốn tín dụng chính sách, phụ nữ nói chung, phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng không chỉ cải thiện đáng kể cuộc sống của bản thân mà còn góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế của mình trong cộng đồng.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Gia Lai sẽ tiếp tục mở rộng chương trình cho vay đối tượng phụ nữ, đặc biệt là các mô hình khởi nghiệp và phát triển bền vững. Điều này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn nữa cho phụ nữ các dân tộc thiểu số tại Gia Lai.

Chú thích ảnh
Mô hình khởi nghiệp thương hiệu cà phê Organic Jrai Ialy của chị Rơ Châm Awưnh, làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai được hiện thực hóa nhờ nguồn vốn vay chính sách xã hội. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Đồng hành cùng sự phát triển của xã hội, phụ nữ dân tộc thiểu số tại Gia Lai đã có những chuyển biến tích cực trong tư duy và nhận thức. Sự đổi thay này một phần được thúc đẩy bởi nguồn vốn tín dụng chính sách, giúp nhiều chị em tự tin hơn trong khởi nghiệp và phát triển kinh tế gia đình. Từ đó, chị em dần khẳng định được giá trị của bản thân và từng bước khẳng định vị thế trong gia đình và cộng đồng.

Điển hình là chị Rơ Châm Awưnh, cư trú tại làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, đã hiện thực hoá giấc mơ khởi nghiệp của mình với thương hiệu cà phê Organic Jrai Ialy nhờ khoản vay ưu đãi 70 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
 
Chị Rơ Châm Awưnh chia sẻ, sau khi biết chương trình vay vốn ưu đãi và được sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, hai vợ chồng tôi đã có thêm động lực để đầu tư chuyên sâu vào mô hình cà phê organic. Nhờ nguồn vốn này, tôi đã có bước nhảy vọt trong tư duy của người phụ nữ hiện đại và dự định sẽ liên kết các chị em trong làng cùng phát triển mô hình kinh tế này. 

Cũng tại làng Mrông Yố 1, chị Rơ Châm H’Luên đã thoát khỏi diện cận nghèo vào năm 2023 nhờ sự hỗ trợ tích cực từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Chị H’Luên vui mừng cho biết, kinh tế gia đình chị đã khởi sắc với thu nhập hằng năm đạt hơn 70 triệu đồng từ 1 ha cà phê. Nếu không có nguồn vốn tín dụng chính sách, có lẽ gia đình tôi khó có được cuộc sống như hiện tại.

Con cái được ăn học đầy đủ, kinh tế gia đình cũng cải thiện rõ rệt. Nguồn vốn “mồi” này không chỉ giúp nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế gia đình mà còn giúp phụ nữ dân tộc thiểu số chúng tôi thay đổi tư duy, tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng, từ đó, khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã hội.

Theo chị Rơ Châm H’Ken, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Ka, huyện Chư Păh, trước đây, nhiều hội viên trong xã rất e ngại khi vay vốn để phát triển kinh tế vì lo lắng không có khả năng trả nợ và thiếu định hướng sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nhờ sự tuyên truyền tích cực, hiện nay hầu hết các chị em đã hiểu rõ về quy trình vay vốn và mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. 

Chú thích ảnh
Phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Gia Lai Rơ Chăm H’Hồng, khẳng định qua thực tế cho thấy một điều rằng, tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng để triển khai hiệu quả nhiệm vụ vận động hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và nâng cao quyền năng của phụ nữ. Để đồng vốn vay ưu đãi phát huy hiệu quả cao nhất, Hội phụ nữ các cấp trong tỉnh đã hướng dẫn hội viên sử dụng vốn đúng mục đích, tham gia tích cực vào các mô hình sinh kế phát triển kinh tế. 

Trong phong trào phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai hỗ trợ vốn cho các ý tưởng khởi nghiệp của hội viên, với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/ý tưởng. Đến nay, đã có 325 ý tưởng khởi nghiệp được hỗ trợ với tổng vốn hơn 15 tỷ đồng.

Hoài Nam - Xuân Huy (TTXVN)
Tín dụng chính sách góp lực thúc đẩy huyện Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới
Tín dụng chính sách góp lực thúc đẩy huyện Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Việc triển khai thực hiện mạnh mẽ, sâu rộng Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đã góp phần đánh thức khát vọng, ý chí thoát nghèo của người dân huyện Trấn Yên (Yên Bái).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN