Cụ thể là Hợp tác xã nông nghiệp Rạch Lọp (huyện Tiểu Cần) với sản phẩm OCOP Gạo Rạch Lọp; Hợp tác xã nông nghiệp Long Hiệp (huyện Trà Cú) với Hạt Ngọc Rồng, Hạt Ngọc Rồng Vàng, Hạt Ngọc Rồng Đỏ, Hạt Ngọc Rồng Tím, Gió Đồng nội; Hợp tác xã dừa sáp Hòa Tân (huyện Cầu Kè) với sản phẩm dừa sáp Hòa Tân; Hợp tác xã nông nghiệp Ninh Thới (huyện Cầu Kè) với sản phẩm bưởi da xanh.
Ông Hồng Ngọc Hưng cũng cho biết, năm 2022, đơn vị phối hợp với sở, ngành, địa phương liên quan tập trung hỗ trợ các hợp tác xã có sản phẩm OCOP; trong đó, chú trọng việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Tỉnh phấn đấu đến cuối năm có thêm 5 sản phẩm OCOP từ các hợp tác xã trong tỉnh.
Cụ thể, các địa phương xác định hàng hóa chủ lực để định hướng hợp tác xã sản xuất gắn với thị trường; đồng thời, có kế hoạch hỗ trợ hợp tác xã xây dựng vùng nguyên liệu, thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hợp tác xã có sản phẩm OCOP sẽ được tạo điều kiện tiếp cận các chính sách, nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, các hội chợ triển lãm…
Cùng đó, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp mới, chất lượng, năng suất cao, mẫu mã đẹp, an toàn… để tăng tính cạnh tranh.