Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là nơi sinh sống tập trung của hơn 6.500 hộ đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng với gần 2.750 hộ nghèo và 852 hộ cận nghèo. Để giúp đồng bào Xê Đăng từng bước vươn lên thoát nghèo, huyện đã triển khai nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo để người dân thay đổi suy nghĩ, chủ động vươn lên phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng cộng đồng ngày càng khởi sắc; qua đó góp phần thực hiện cách làm sáng tạo trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Tự lực để thoát nghèo
Trước những phong tục, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Kon Plông đã triển khai Kết luận số 08-KL/TU của Tỉnh ủy Kon Tum về thực hiện Cuộc vận động: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, để đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhiệt huyết cùng khát vọng làm giàu, tuổi trẻ huyện Kon Plông đã chủ động xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, điển hình là 6 “Ao cá Thanh niên” tại xã Hiếu.
Sau khi thu hoạch lúa, người dân thường để ruộng bỏ hoang một thời gian. Chi đoàn xã Hiếu đã tranh thủ triển khai nuôi cá rô phi trên đồng ruộng và người dân trong xã đã tận dụng thời gian ruộng nhàn rỗi để nuôi cá, góp phần cải thiện bữa ăn, số cá dư có thể đem bán tăng thêm thu nhập.
Anh Trần Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư Chi đoàn xã Hiếu cho biết, Chi đoàn đã tích cực vận động thanh niên, nhất là người dân tộc thiểu số cùng thực hiện mô hình. Từ đó, tạo cho đoàn viên thanh niên việc làm, tự lực vươn lên ổn định cuộc sống. Khi mô hình được chính thanh niên người dân tộc thiểu số triển khai hiệu quả sẽ tạo sức lan tỏa lớn đến đồng bào.
Huyện Kon Plông còn triển khai 2 mô hình nuôi lợn đen tại xã Măng Cành với 20 hộ tham gia; nhiều mô hình nổi bật khác như tổ hợp tác măng nứa, mô hình trồng đương quy, sâm dây, nuôi vịt xiêm… Các mô hình này hầu hết đều được huyện Kon Plông triển khai cho các hộ nghèo và cận nghèo để người dân tăng thu nhập.
Gia đình anh A Vương (làng Đăk Ne, xã Măng Cành) trước đây chủ yếu chăn nuôi gia súc theo hướng thả rông, thức ăn không được kiểm soát. Từ khi được vận động tham gia mô hình nuôi lợn đen, anh A Vương đã biết cách làm chuồng trại, lắp bóng đèn sưởi ấm để lợn không bị chết khi trời rét; lợn được cho ăn đủ dinh dưỡng và tiêm vaccine phòng bệnh. Đàn lợn của gia đình anh hiện đang phát triển rất tốt. Thu nhập từ lợn đen giúp gia đình anh thu về khoảng 50 - 60 triệu đồng/năm. Nhờ đó anh đã thoát nghèo và hướng đến mục tiêu mở rộng quy mô đàn lợn, vươn lên làm giàu.
Còn gia đình anh A Da (làng Chring, xã Hiếu, huyện Kon Plông) triển khai nuôi dê, lợn, vịt xiêm và trồng lúa năng suất cao. Trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt, anh A Da không còn sử dụng những phương thức sản xuất thuận tự nhiên mà thay vào đó kiểm soát thức ăn cho vật nuôi; tiêm phòng, chữa bệnh khi vật nuôi mắc bệnh; bón phân, kiểm soát dịch bệnh cho cây trồng.
Gia đình anh A Da còn đầu tư thêm 2.000 m2 đất cách xa khu dân cư sinh sống, dùng lưới quây lại làm khu vực nuôi lợn và nuôi dê thả rông. Trong khu chăn thả, anh thiết kế mái che và những khoảng trống giúp lợn và dê có không gian sưởi nắng, vận động; đảm bảo các yếu tố rộng rãi, thoáng mát, giúp vật nuôi có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt.
Không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại
Để người đồng bào dân tộc thiểu số hiểu hơn về Cuộc vận động, huyện Kon Plông đã tổ chức 143 buổi tuyên truyền với hơn 10.600 lượt người tham gia, qua đó từng bước tác động mạnh mẽ đến nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số. Một bộ phận bà con đã không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, bỏ dần tư tưởng không muốn thoát nghèo, nhiều gia đình đã tự lực vươn lên bằng chính nội lực của mình.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Kon Plông Võ Kim Thạch cho biết, Cuộc vận động đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân địa phương. Bà con đã nhận thức được việc tổ chức quản trị gia đình, tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường làng xóm, đặc biệt là bảo vệ rừng; qua đó góp phần thực hiện cách làm sáng tạo trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Thời gian tới, các cấp ủy và chính quyền huyện Kon Plông tiếp tục đồng hành cùng với người dân để thay đổi nhận thức hướng về xây dựng nông thôn mới, nâng cao mức sống, xóa nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đông Trường Sơn.
Sau gần 2 năm triển khai, Cuộc vận động: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, để đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững, đã góp phần giảm 991 hộ nghèo, giúp huyện Kon Plông giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 36%, thu nhập bình quân đầu người tăng gần 20 triệu đồng/người/năm. Dù những kết quả này chưa xóa hết được số hộ nghèo nhưng là minh chứng cho sự đổi thay từng ngày của đồng bào dân tộc thiếu số. Người dân tộc thiểu số đang dần mạnh dạn hơn, chủ động phấn đấu phát triển kinh tế để đời sống ngày một ấm no, hạnh phúc.
Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum Đinh Quốc Tuấn khẳng định đây là cuộc cách mạng về tư tưởng, về nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số để phù hợp với sự phát triển và tiến bộ nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc truyền thống. Cuộc vận động khi được triển khai, lan tỏa sẽ tạo sức ảnh hưởng trong cộng đồng và người dân, hướng đến nâng cao chất lượng sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum nói chung; qua đó góp phần thực hiện cách làm sáng tạo trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025