Nâng cao chất lượng hoạt động và tín dụng tại một số tỉnh Tây Nam bộ

Chiều 4/10, tại TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tố chức hội nghị bàn về các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng tại một số tỉnh Tây Nam Bộ. Hội nghị do Uỷ viên HĐQT, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng, chủ trì.

Chú thích ảnh
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Dự hội nghị có Trưởng Ban Kiểm soát NHCSXH Nguyễn Mạnh Tú; các Phó Tổng Giám đốc; Chủ tịch Công đoàn; Giám đốc một số Ban CMNV tại Hội sở chính và Thành viên Ban chỉ đạo một số chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành.

Theo báo cáo, thời gian qua, Ban chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng và chi nhánh NHCSXH các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau và An Giang luôn bám sát chỉ đạo của Hội đồng quản trị NHCSXH và Tổng Giám đốc; nỗ lực phấn đấu, kiên trì thực hiện tốt các chỉ tiêu của Đề án củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng giai đoạn 2024 - 2025.

Ban chỉ đạo đã tập trung, quyết liệt nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Chỉ đạo các đơn vị tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Quyết định số 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển của NHCSXH đến năm 2030, trong đó tập trung ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Chú thích ảnh
Quang cảnh hội nghị.

Tính đến 30/9/2024, nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương tại 5 chi nhánh đạt trên 1.708 tỷ đồng, tăng 353,9 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2023.

Cụ thể, chi nhánh tỉnh Sóc Trăng tăng 147,1 tỷ đồng, đạt 294,2%. Chi nhánh tỉnh Kiên Giang tăng 77,8 tỷ đồng, đạt 172,9%. Chi nhánh tỉnh An Giang tăng 51,8 tỷ đồng, đạt 172,6%. Chi nhánh tỉnh Cà Mau tăng 49,1 tỷ đồng, đạt 163,8% và chi nhánh NHCSXH tỉnh Bạc Liêu tăng 28,1 tỷ đồng, đạt 112,4% kế hoạch được giao.

Về nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội, tại tỉnh Bạc Liêu đạt trên 52 tỷ đồng.

Bên canh đó, chi nhánh 5 tỉnh đã tham mưu kịp thời cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chủ động báo cáo chính quyền, tham mưu Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cùng cấp, chỉ đạo đồng bộ các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng. Tập trung hoàn thành kế hoạch tín dụng năm 2024 và đẩy mạnh giải ngân các chương trình tín dụng đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay.

Về tổng dư nợ, tính đến ngày 30/9, chi nhánh tỉnh Bạc Liêu đạt trên3.226 tỷ đồng, tăng 169,4 tỷ đồng (tăng 5,5%) so với 31/12/2023, đạt 84,6% kế hoạch tăng trưởng dư nợ Trung ương và địa phương giao năm 2024, với 96.093 khách hàng đang vay, dư nợ bình quân là 34 triệu đồng/khách hàng.

Tại Sóc Trăng, tổng dư nợ đạt trên 5.608 tỷ đồng, tăng 436,8 tỷ đồng (tăng 8,4%) so với 31/12/2023, đạt 73,75% kế hoạch tăng trưởng dư nợ Trung ương và địa phương giao năm 2024, với159.759 khách hàng đang vay, dư nợ bình quân là 35 triệu đồng/khách hàng.

Tại Kiên Giang, tổng dư nợ đạt trên 6.172 tỷ đồng, tăng 299,5 tỷ đồng (tăng 5,1%) so với 31/12/2023, đạt 89,85% kế hoạch tăng trưởng dư nợ Trung ương và địa phương giao năm 2024, với161.678 khách hàng đang vay, dư nợ bình quân là38,2 triệu đồng/khách hàng.

Tại Cà Mau, tổng dư nợ đạt trên 4.391 tỷ đồng, tăng 261,1 tỷ đồng (tăng 6,3%) so với 31/12/2023, đạt 95,59% kế hoạch tăng trưởng dư nợ Trung ương và địa phương giao năm 2024, với135.610 khách hàng đang vay, dư nợ bình quân là 33 triệu đồng/khách hàng.

Tại An Giang, tổng dư nợ đạt trên 5.399 tỷ đồng, tăng 409,7 tỷ đồng (tăng 8,2%) so với 31/12/2023, đạt 96,68% kế hoạch tăng trưởng dư nợ Trung ương và địa phương giao năm 2024, với 149.533 khách hàng đang vay, dư nợ bình quân là36,1 triệu đồng/khách hàng.

Bên cạnh sự cố gắng để có được kết quả, việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng vẫn còn một số tồn tại như chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn một số nơi chưa đồng đều, chất lượng tín dụng tại một số huyện nhưng chưa thực sự bền vững, một số hộ dân chưa có ý thức vươn lên, còn trông chờ ỷ lại cho không của Nhà nước, chưa có ý thức tiết kiệm, chưa nêu cao trách nhiệm trả nợ, lãi cho Nhà nước, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng cũng như việc xử lý thu hồi nợ.

Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai cũng tác động trực tiếp đến đời sống, việc làm và thu nhập của người dân, từ đó khó khăn khi trả nợ, lãi cho ngân hàng.

Lắng nghe những nguyên nhân chủ quan và khách quan được các đại biểu thảo luận chỉ ra, cũng như những giải pháp hữu hiệu được đưa ra để triển khai trong thời gian tới, nhằm giúp cho chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng tại 5 tỉnh chuyển biến tích cực hơn nữa; Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng yêu cầu Ban chỉ đạo củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng cần có những giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để hiện thực hóa định hướng, nhiệm vụ đề ra trong năm 2024 và kế hoạch năm 2025.

Trong đó,  yêu cầu 5 chi nhánh NHCSXH tỉnh tích cực và chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng nhấn mạnh, chi nhánh NHCSXH các tỉnh cần chủ động báo cáo, tham mưu Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường rà soát, xử lý nợ đối với hộ vay đi khỏi nơi cư trú; tập trung xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, đảm bảo đúng đối tượng, minh bạch, chính xác, đúng quy định. Và, thực hiện tốt công tác tuyền thông để người dân hiểu được chính sách của Nhà nước về tin dụng chính sách xã hội để thực hiện nghĩa vụ có vay, có trả.

PV
Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Ninh Bình vươn lên thoát nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Ninh Bình vươn lên thoát nghèo bền vững

Sau 22 năm hoạt động, tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tạo điều kiện cho gần 600.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn thuận lợi, kịp thời, với số tiền cho vay trên 12.000 tỷ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN