Cảnh sát Anh cũng đang tìm kiếm để tịch thu hộ chiếu của 58 người còn lại trong danh sách nêu trên, nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng các cổ động viên quá khích (hooligan) Anh làm hỏng bầu không khí của những người hâm mộ bóng đá thực sự khi tới Nga xem giải đấu.
Các cổ động viên ném pháo sáng sau trận đấu giữa Iceland và Hungary tại EURO 2016. Ảnh: AFP/TTXVN |
Hiện có khoảng 10.000 cổ động viên Anh đã sang Nga để xem các trận bóng đá World Cup 2018. Những cổ động viên bóng đá này được Bộ Ngoại giao Anh khuyến cáo cần đọc kỹ những thông tin hướng dẫn trước khi đến Nga. Họ cũng nhận được những lời đề nghị hãy là những "vị khách tốt" khi đến Nga, tìm hiểu kỹ về các thành phố họ sẽ đến và được khuyến cáo lúc nào cũng đem theo người lượng tiền mặt tiền của Nga tương đương với trị giá 200 bảng Anh để phòng bất trắc xảy trên đường phố.
Hồi tháng 3 vừa qua, cảnh sát Anh đã cam kết với chính quyền Nga là sẽ chỉ cho những "người hâm mộ bóng đá thực sự đúng mực của Anh" sang Nga sau khi xảy ra vụ việc hơn 100 cổ động viên bóng đá của Anh bị bắt giữ sau trận đấu giữa Anh và Nga tại Amsterdam (Hà Lan). Trước đó, các cổ động viên của Anh và Nga cũng đã có những xô xát ẩu đả nghiêm trọng sau trận giao hữu tại Marseille (Pháp) trong khuôn khổ EURO 2016.
Bên cạnh việc đưa ra những lệnh cấm đối với những hooligan, cảnh sát Anh cũng sẽ triển khải đến các cảng lớn của Anh trong thời gian diễn ra World Cup để ngăn chặn những kẻ chuyên quấy rối sang Nga.
Lệnh cấm đi xem thi đấu bóng đá tại các sân vận động là do tòa án Anh phán quyết. Lệnh này có hiệu lực lên tới tối đa là 10 năm đối với những trường hợp côn đồ phá hoại nghiêm trọng. Cách đây 2 năm, tòa án Anh cũng đã ra lệnh cấm đối với 1.406 trường hợp ở EURO 2016 tại Pháp, và 1.456 trường hợp đối với World Cup 2014 tại Brazil.