Phát hiện công cụ mài bằng đá lâu đời nhất lịch sử nhân loại

Các nhà khảo cổ thuộc trường Đại học Haifa của Israel cho hay đã tìm thấy mẫu công cụ mài bằng đá lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại, được ước tính sử dụng cách đây khoảng 350.000 năm.

Chú thích ảnh
Mẫu công cụ mài bằng đá lâu đời nhất lịch sử nhân loại được tìm thấy trong hang Tabun, tại núi Carmel, miền Bắc Israel. Ảnh: haaretz.com 

Theo phóng viên TTXVN tại Israel, mẫu công cụ này được tìm thấy trong hang Tabun tại núi Carmel ở miền Bắc Israel. Nhóm nghiên cứu cho rằng, người tiền sử đã sử dụng đá trầm tích để mài các đồ dùng, nhưng chưa rõ để chế tạo đồ vật gì cụ thể.

Phát hiện khảo cổ mới cho thấy các công cụ được người tiền sử sử dụng thậm chí trước thời điểm xuất hiện người tinh khôn (homo sapiens) và công cụ mài xuất hiện từ khoảng 150.000 năm trước thời điểm được các nhà khoa học lâu nay vẫn cho là bắt đầu có các công cụ loại này.

Nhóm nghiên cứu gồm Ron Shimelmitz, Iris Groman-Yaroslavski, Mina Weinstein-Evron và Danny Rosenberg thuộc Viện Khảo cổ Zinman của Đại học Haifa cho hay "mặc dù công cụ này có vẻ 'đơn giản', nhưng sự xuất hiện sớm của nó và vấn đề đến nay các nhà khảo cổ chưa phát hiện mẫu vật nào cùng thời kỳ trong lịch sử tiến hóa của nhân loại khiến phát hiện mới có tầm quan trọng toàn thế giới".

Phát hiện khảo cổ mới dự kiến sẽ được đăng tải trên Tạp chí Tiến hóa nhân loại số tháng 1/2021.

Quang Minh (TTXVN)
Phát hiện cửa hàng bán thức ăn đường phố thời La Mã cổ đại
Phát hiện cửa hàng bán thức ăn đường phố thời La Mã cổ đại

Các nhà khảo cổ đang khai quật Pompeii, thành phố bị chôn vùi trong một vụ phun trào núi lửa vào năm 79 sau Công nguyên, đã phát hiện một cửa hàng chuyên phục vụ các món ăn đường phố cho thực khách trong thời La Mã cổ đại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN