Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases, các nhà khoa học tại Đại học Erlangen-Nuremburg (Đức) đã tiếp cận trường hợp nói trên để tìm hiểu về hậu quả khi tiêm chủng quá nhiều.
Họ đã tự đặt ra câu hỏi: Sau nhiều lần tiêm chủng ngừa COVID-19, hệ thống miễn dịch của con người đã có những thay đổi gì?
Các nhà khoa học đã xem các xét nghiệm, lấy mẫu máu để phân tích và yêu cầu người đàn ông nói trên tiếp tục chủng ngừa để phục vụ nghiên cứu.
Trong số 217 liều tự thống kê, có 134 mũi đã được xác nhận với 8 loại vaccine COVID-19 khác nhau.
Tất cả các mũi tiêm được diễn ra trong thời gian kéo dài, tổng cộng là 29 tháng nhưng hầu hết được tập trung trong khoảng thời gian 9 tháng kể từ giữa năm 2021.
Kết quả là người đàn ông này chưa gặp tác dụng phụ của vaccine. Cơ thể vẫn dung nạp tốt các mũi tiêm mới. Tế bào miễn dịch không bị quá tải và không có dấu hiệu cho thấy phản ứng miễn dịch yếu đi.
Ngược lại, cơ thể ông có nhiều tế bào T chống COVID-19 hơn so với những người chỉ tiêm ba liều, tiếp tục tăng sau mũi tiêm thứ 217. Các xét nghiệm sâu hơn cho thấy cơ thể vẫn miễn dịch tốt với các mầm bệnh khác.
Trên hết, người đàn ông này cho biết chưa từng bị nhiễm SARS-CoV-2. Trong quá trình nghiên cứu, người đàn ông thậm chí còn nhận được một liều vaccine ngừa COVID-19 khác để kiểm tra phản ứng miễn dịch cấp tính sau tất cả các mũi tiêm trước đó. Người đàn ông này có phản ứng kháng thể hiệu quả, cho thấy vaccine vẫn đang phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng thận trọng nhấn mạnh rằng điều này không có nghĩa là tất cả chúng ta nên ra ngoài và tiêm thêm liều vaccnie bất cứ khi nào chúng ta muốn.