Khách đổi 'khẩu vị', đồng hồ sang Thụy Sĩ hết thời hoàng kim

Thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp đồng hồ cao cấp đang đi dần vào dĩ vãng trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới và sự thay đổi “khẩu vị” của khách hàng.

Những khách hàng xếp hàng dài mua đồng hồ tại một cửa hàng ở Hong Kong - cảnh tượng hiếm gặp hiện nay.

Hong Kong, thị trường tiêu thụ hàng đầu của đồng hồ Thụy Sĩ là nơi chứng kiến rõ nhất những đổi thay đó. Doanh số bán hàng của các hãng đồng hồ cao cấp như Cartier, Tag Heuer đã giảm mạnh. Trên toàn cầu, so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đồng hồ của Thụy Sĩ đã mất 16.1% trong tháng 6 vừa qua, trong khi riêng ở Hong Kong (Trung Quốc) con số này là 29%. Theo các doanh nghiệp bán lẻ, đó là do giá trị đồng đô la Hong Kong tăng và việc chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, cấm việc tặng quà đắt tiền.


Chỉ vài năm trước, những du khách giàu có từ Đại lục phải xếp hàng dài trước các cửa hàng đồng hồ và trang sức cao cấp tại Hong Kong và tận dụng chính sách miễn thuế để mua sắm. Thì nay, những cửa hàng trên thường xuyên trong tình trạng vắng vẻ người qua lại trong nhiều ngày. “Tôi không cần một chiếc đồng hồ cao cấp khác nữa, những cái tôi có đã đủ tốt”, David Werner, một người Hong Kong sở hữu 2 chiếc Dunhills, 1 chiếc Chopard và 1 Modavo chia sẻ.


Liên đoàn Công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ cho biết xuất khẩu đồng hồ cao cấp của nước này sang các nước trong nửa đầu năm 2016 đã giảm mạnh. Trong đó, giảm mạnh nhất là sang thị trường Hong Kong (29%), tiếp đó là sang Italy (28%) và Đức (15%), Mỹ (9%), Trung Quốc (7%).


“Cái này hữu dụng hơn với tôi”, Jai Ignacio nói và khoe chiếc đồng hồ thông minh của hãng Apple đang đeo trên tay. Được biết, để cạnh tranh và theo xu hướng tiêu dùng mới, TAG Heuer đã bắt đầu triển khai sản xuất dòng đồng hồ thông minh tương tự như Apple.


Thị trường đồng hồ cao cấp hiện nay rất yên ả. Những khách hàng trung lưu đã điều chỉnh ham muốn sắm những đồng hồ hạng sang mà hướng tới các đồng hồ rẻ tiền hơn, do ngân sách chi tiêu hạn hẹp, một chuyên gia phân tích về hàng hóa tại Ngân hàng Paribas cho biết.


Đối diện với xu thế này, các hãng đồng hồ danh tiếng đang thúc đẩy mua lại hàng nghìn đồng hồ từ các nhà bán lẻ nhằm tạo cơ hội cho những mẫu đồng hồ mới, rẻ tiền hơn và vẫn tinh tế. Đi kèm với đó, các hãng đồng hồ cao cấp cũng chạy những chương trình giảm giá mạnh từ 32%-45%. “Hãng không muốn chúng tôi giảm giá nhưng nếu không làm vậy, sẽ không thể bán được hàng”, ông Bossart doanh nhân Thụy Sĩ thường xuyên qua lại Hong Kong cho biết.


Hồi tháng 5, giám đốc điều hành của Tập đoàn tài chính Richemont cho biết sẽ mua lại các đồng hồ Cartier của chính tập đoàn này sau khi doanh số bán hàng toàn cầu của thương hiệu này giảm tới 18% trong tháng trước đó. Đây được đánh giá là một biện pháp đặc biệt trong những tình huống đặc biệt và chưa từng áp dụng trong suốt 20 năm qua. 


Richemont còn mua lại những mẫu đồng hồ cũ của Tag Heuer, Bulgari và Zenith để tạo điều kiện cho các nhà bán lẻ có tiền mua về các mẫu mới. Một giám đốc điều hành của công ty tín dụng cho rằng thị trường hàng hóa cao cấp sẽ còn suy giảm trong thời gian tới.


Thái Nguyễn (P/v TTXVN tại Geneva)
Đồng hồ Thụy Sĩ đạt doanh số kỷ lục
Đồng hồ Thụy Sĩ đạt doanh số kỷ lục

Hãng sản xuất đồng hồ lớn nhất thế giới của Thụy Sĩ Swatch Group thông báo doanh số bán hàng trong năm 2013 đạt mức kỷ lục 8,8 tỷ franc (9,7 tỷ USD), tăng 8,3% so với năm trước.oanh số kỷ lục

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN