Biến khói đen thành tác phẩm nghệ thuật

Từ trước đến nay, các vật liệu có trong rác thải được tái sử dụng, chỉ thường bao gồm giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh. Nhưng hiện nay với công nghệ hiện đại, con người thậm chí còn có thể tái chế những thứ không thể chạm tới.

Anh Anirudh Sharma - một nhà sáng chế đồng thời là thạc sĩ công nghệ thông tin tại Ấn Độ - đã có một ý tưởng tuyệt vời khi đưa giải pháp “thu hồi” khói đen từ các ống xả thải nhà máy và xe ô tô rồi biến chúng thành mực in. Sharma giải thích: “Sắc tố đen trong khói xả thực chất là khí carbon bị đốt cháy. Nếu như bạn thu được số carbon bị bốc cháy và xử lí qua một qui trình hóa học đơn giản, bạn có thể sản xuất ra loại vật liệu thô chất lượng tốt, có thể dùng trong công nghiệp làm mực và in ấn”.

Sharma hiện đang là chủ doanh nghiệp Air Ink có trụ sở tại Ấn Độ. Dòng sản phẩm chủ yếu của công ty này là bút mực, tranh sơn dầu hoặc tranh ảnh phun sơn, dùng mực đen được làm từ muội than.

Tác phẩm nghệ thuật được vẽ bằng loại mực đen làm từ khói xả thải.

Trước đó, công ty Sharma cũng đã thử phát triển dụng cụ làm mực cầm tay có tên là "Kaala” hút khói đen từ ô tô và làm sạch chỗ khói đó, trộn chúng với một ít dầu và cồn, cho ra ngay sản phẩm mực in màu đen. Anh Sharma chia sẻ: “Hầu hết mọi người đều không biết về kiến thức thông thường này. Mực mua ở ngoài thị trường chỉ là hoạt tính carbon đen trộn hỗn hợp với một số hóa chất khác. Nếu như có thể tự làm được mực của chính mình thì giá thành sẽ thấp hơn rất nhiều”.

Muội than hoạt tính sẽ được thu về một mối bằng một dụng cụ hình trụ vừa khít ống xả của ô tô. Sau đó, muội than được xử lí qua quá trình sàng lọc để loại bỏ các sắc tố kim loại nặng và chất gây ung thư. Muội than đã qua xử lí sẽ được trộn hỗn hợp với các vật liệu khác nhau như dầu, khí gas nén để cho ra sản phẩm mực có thể dùng được. Theo Sharma, một chiếc bút mực nhãn hiệu Air Ink chứa lượng carbon xả ra từ một chiếc xe ô tô thải liên lục trong 30 phút. Anh cho biết: “Tại thời điểm này chúng tôi vẫn đang tiếp tục thử nghiệm các sản phẩm khác làm từ muội than. Tới một ngày nào đó, chúng tôi có thể sẽ dùng nó để tạc tượng”.

Ý tưởng sáng tạo và thiết thực này của Sharma được bắt nguồn trong lúc trò chuyện với những người bạn ở Ấn Độ 3 năm về trước. Rất nhiều người trong số đó phàn nàn rằng việc ô nhiễm không khí đã khiến quần áo của họ có vệt đen, vết bẩn. Nếu như giữa mùa hè nóng nực, cơ thể vã túa mồ hôi, dùng khăn mùi xoa lau qua da mặt, khăn trắng ngay tức khắc sẽ chuyển sang màu nâu vàng.

Khói xả từ ô tô là một trong những yếu tố chủ yếu góp phần vào tình trạng ô nhiễm tại Ấn Độ. Theo bảng xếp hạng của Tổ chức Y tế Thế giới công bố năm 2014, Delhi được xếp hạng vào danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.

Gần đây, công ty Air Ink đã hợp tác với tập đoàn bia Tiger triển khai Dự án Thí nghiệm Graviky chiêu mộ 9 họa sĩ trình diễn vẽ tranh bằng loại mực thu được qua khói xả thải trên đường phố Hong Kong - một trong những nơi bị ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng.

Cath Love - một họa sĩ tham gia chiến dịch trên bày tỏ niềm tin tưởng: “Mặc dù mới chỉ ở bước đầu nhưng đó là một ý tưởng tuyệt vời, và mở ra cơ hội lớn. Tôi không phải là nhà khoa học, nên không biết liệu công trình này có đem lại hiệu quả đột phá nào cho môi trường của chúng ta hay không, nhưng với phương pháp sử dụng những thứ có sẵn trong không khí để tạo ra vật liệu mới, đây thực sự là một cách tiếp cận khả quan tạo ra nghệ thuật lâu dài”.
Hồng Hạnh
Đấu giá tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp - một cách tiếp cận mới
Đấu giá tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp - một cách tiếp cận mới

Thông tin về phiên đấu giá đầu tiên với các tác phẩm nghệ thuật đã khiến nhiều người kỳ vọng đây sẽ là những bước đi đầu tiên trong hành trình đưa thị trường mỹ thuật Việt phát triển chuyên nghiệp hơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN