Vì sao đề xuất quy định trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng mức tiền cụ thể?

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất sửa đổi quy định từng loại trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng mức tiền mặt cụ thể thay vì gắn với mức lương cơ sở như hiện nay. Sau đó, mức tiền này sẽ được điều chỉnh theo quy định của Chính phủ.

Hiện nay, rất nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đang được tính toán theo lương cơ sở như: Trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau, sau thai sản; trợ cấp 1 lần khi sinh con…

Giải thích lý do thay đổi sang mức tiền cụ thể, ông Nguyễn Duy Cường, Vụ Phó Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết: Đề xuất sửa các quy định gắn với tiền lương khu vực nhà nước bằng mức tiền cụ thể để phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương. Theo chủ trương, mức lương cơ sở sẽ loại bỏ nên đề xuất mức tiền cụ thể sẽ phù hợp quá trình khi Luật BHXH được thông qua”.

Chú thích ảnh
Người dân đến trụ sở BHXH TP Hồ Chí Minh đăng kí hưởng các trợ cấp liên quan đến BHXH trong thời gian ốm đau, bệnh tật.

Đơn cử, về mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, dự thảo quy định mức bằng 540.000 đồng. Trước đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi ốm đau bằng 30% x Mức lương cơ sở.

Theo Bộ LĐTBXH, mức hưởng chế độ ốm đau quy định hiện nay nhìn chung là hợp lý, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động trong trường hợp ốm đau phải nghỉ việc. Đồng thời cũng đảm bảo được tính công bằng giữa các đối tượng được thụ hưởng cũng như khắc phục được sự lạm dụng trong thực tế.

Khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội theo dự thảo mới sẽ được Chính phủ điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp. Việc bỏ cách tính trợ cấp bảo hiểm xã hội theo lương cơ sở được cho là để phù hợp với chính sách cải cách tiền lương, bãi bỏ lương cở sở trong tương lai.

Thời gian qua, việc điều chỉnh lương hưu cơ bản gắn với điều chỉnh mức lương cơ sở; thời điểm điều chỉnh lương hưu cũng thường trùng với thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở vào giữa năm (tháng 7), thay vì điều chỉnh vào đầu năm là chưa trùng với thời điểm điều chỉnh mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội khi tính lương hưu.

Góp ý về đề xuất này, đại diện công đoàn lĩnh vực dệt may cho rằng: Trượt giá trên thực tế còn cao tăng cao và nhanh hơn việc điều chỉnh mức trợ cấp xã hội. Do đó, việc điều chỉnh này cần có khung thời gian cụ thể để người hưởng không quá thiệt thòi”.

 

XM/Báo Tin tức
Kiến nghị có hình thức chế tài mạnh hơn xử lý nợ, trốn đóng BHXH
Kiến nghị có hình thức chế tài mạnh hơn xử lý nợ, trốn đóng BHXH

Ngày 5/4, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Một vấn đề các cấp công đoàn kiến nghị cần có chế tài mạnh hơn xử lý nợ, trốn đóng BHXH bảo vệ quyền lợi người lao động.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN