Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế: Bảo hiểm xã hội Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trong giai đoạn phát triển mới.
Để tổ chức, thực hiện kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 24, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang khẩn trương chi dứt điểm tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo đúng kế hoạch. Số tiền khoảng 1.155 tỷ đồng từ kết dư quỹ BHTN đến hết năm 2021.
“Nhận diện rõ dư địa để phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế một cách bền vững”, đây là yêu cầu của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với Bảo hiểm xã hội 6 địa phương phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã tổ chức hội nghị đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT và công tác khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) với BHXH 6 địa phương phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang).
Hiện nay, trong quá trình sử dụng ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” (do BHXH Việt Nam cung cấp), vì nhiều lý do khác nhau, không ít người dùng ứng dụng muốn cập nhật, thay đổi thông tin về số điện thoại, địa chỉ e-mail.
Tại Phiên họp 14, chiều 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí ban hành Nghị quyết cho phép tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, nhằm bảo đảm quyền lợi đóng - hưởng của người lao động.
Theo báo cáo của Chính phủ, quá trình đánh giá tác động của chính sách, dự báo đối tượng thụ hưởng và dự tính số tiền thực tế chi trả cho người lao động thụ hưởng chính sách còn chưa sát với thực tế...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa nhất trí ban hành Nghị quyết cho phép tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 về ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Với những nỗ lực không ngừng, năm 2021, BHXH Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn với vị trí top 3 trong Bảng xếp hạng 17 Bộ, ngành có cung cấp dịch vụ công (DVC).
Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng, tính đến nay, tổ chức Công đoàn Hà Nội đã nhận được 592 hồ sơ doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH), với số tiền nợ 475,6 tỷ đồng và có 175 hồ sơ Công đoàn khởi kiện đã được chuyển sang Tòa án nhân dân cùng cấp thụ lý.
Sự ra đời của ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số (ứng dụng VssID) trên thiết bị di động là một bước đột phá mạnh mẽ trong công tác chuyển đổi số của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam. VssID được coi là một kênh để người dùng tham gia góp phần hiệu quả trong công tác ngăn chặn trục lợi quỹ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thông tin, theo nội dung Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND mới đây quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền HĐND thành phố, từ ngày 1/8/2022 đến hết ngày 31/12/2025, nhiều trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố được hỗ trợ thêm mức đóng.
Đến thời điểm này, tổng chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) vượt trần thanh toán, vượt dự toán hoặc do một số nguyên nhân khác chưa được quyết toán do các địa phương đề nghị thanh toán bổ sung (tại 28 tỉnh thành phố, 320 cơ sở KCB) là 1.601 tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, đã phát hiện 82 trường hợp sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của người đã tử vong đi khám chữa bệnh (KCB) 135 lần; 26 trường hợp nhân viên y tế sử dụng thông tin thẻ BHYT của người đã tử vong để lập khống hồ sơ thanh toán BHYT…
Giám định chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT là nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH Việt Nam nhằm giúp cho việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT minh bạch, hiệu quả; đồng thời góp phần bảo đảm tối đa quyền lợi hợp pháp, hợp lý của người tham gia BHYT khi đi KCB.
Ngày 26/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết đã xác nhận cho gần 2,7 triệu lao động nhận hỗ trợ tiền thuê nhà trọ.
Thời gian gần đây, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bắt đầu được trải nghiệm, sử dụng những tiện ích đơn giản, thuận lợi về thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến lĩnh vực BHYT thông qua việc cải cách TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam.
Chỉ cần bỏ ra từ 27.000 - 67.000 đồng/tháng để mua bảo hiểm y tế hộ gia đình, người dân đã được hưởng đầy đủ các quyền lợi khám, chữa bệnh theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, giảm bớt những khó khăn khi không may bị ốm đau, tật bệnh.
Gần đây tại tỉnh Bạc Liêu, số lượng các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có chiều hướng gia tăng. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, nhất là khi chẳng may bị ốm, tai nạn lao động...
Chiều 14/7, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ ký Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2022 – 2025.
Ngày 13/7/2022, tại Hà Nội, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.