Bạn của ngư dân

Anh Trần Văn Chiến, sinh ra trong một gia đình đông anh em ở phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Anh tham gia quân đội từ năm 1974 đến năm 1978 về địa phương, bản thân bị nhiễm chất độc da cam/điôxin, sức khỏe suy giảm. Trở về địa phương với hai bàn tay trắng, gia đình chỉ dựa vào mấy sào ruộng nên kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn.

 

Từ năm 1990, nhận thấy ở địa phương có thế mạnh về đi biển, sản lượng cá, hải sản đánh bắt về càng nhiều. Nhưng chưa có đầu mối thu mua ổn định, nên anh quyết định vay vốn từ bạn bè và anh chị em mở cửa hàng chuyên thu mua thủy hải sản từ các tàu thuyền ở địa phương, sau đó tiêu thụ ở các tỉnh thành khác: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...

 

Với ngư dân, việc ổn định đầu ra cho sản phẩm đánh bắt là điều vô cùng quan trọng.


Hiện nay, gia đình anh Chiến là một trong những đầu mối thu mua các mặt hàng hải sản của các tàu thuyền đánh bắt từ biển về lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trung bình hàng năm trừ chi phí, gia đình anh thu về 2 - 3 tỷ đồng, kinh tế gia đình ngày càng ổn định. Anh Phan Trung Thành, chủ một tàu đánh cá tại xã Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai chia sẻ: Quỳnh Dị là địa phương đa số người dân đều sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá trên biển. Trước đây, ngư dân gặp khá nhiều khó khăn trong tiêu thụ các mặt hàng hải sản, chủ yếu chỉ tiêu thụ một cách tự phát, nhỏ lẻ nên việc bị ép cấp, ép giá là điều thường gặp. Từ khi có anh Chiến là đầu mối thu mua, các chủ tàu thuyền đánh cá đều tin tưởng và tìm đến anh Chiến để tiêu thụ các mặt hàng sau nhiều ngày đánh bắt trên biển về.


Khi gặp khó khăn về nguồn vốn để tu sửa tàu thuyền, mua sắm trang thiết bị cho những chuyến đánh bắt dài ngày trên biển thì mọi người thường tìm đến anh Chiến. Theo anh Chiến "việc hỗ trợ tu sửa, bảo dưỡng máy móc tàu thuyền thường xuyên là rất cần thiết, điều đó tạo chủ tàu thuyền yên tâm hơn khi gặp các sự cố trên biển như mưa, bão, tránh được rủi ro thấp nhất xảy ra”.


Không chỉ là đầu mối thu mua lâu dài các mặt hàng hải sản ở địa phương, anh Chiến còn là đầu mối thu mua tin cậy của các chủ tàu thuyền ở nhiều địa phương vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Theo anh Chiến, để các mặt hàng thu mua với khối lượng lớn về luôn bảo đảm chất lượng khi tiêu thụ ra thị trường thì việc bảo quản tại nơi tiêu thụ cũng rất quan trọng. Vì vậy anh luôn tuân thủ các nguyên tắc bảo quản các loại sản phẩm thủy hải sản tươi sống một cách nghiêm ngặt.


Không chỉ là đầu mối tiêu thụ ổn định cho ngư dân, anh Chiến còn xây dựng xưởng sấy cá với quy mô lớn. Cá tươi sau khi thu mua với sản lượng lớn sẽ được hấp hoặc phơi rồi đưa vào xưởng sấy khô sau đó đóng thùng để đưa đi tiêu thụ ở Trung Quốc. Việc sấy cá khô này, tăng giá trị của các loại mặt hàng trước khi tiêu thụ, tạo thu nhập cao cho gia đình anh và giải quyết được việc làm cho đông đảo bà con nhân dân tại địa phương. Trung bình xưởng sấy cá khô của anh Chiến giải quyết việc làm ổn định hàng năm cho 10 công nhân và 40 - 50 công nhân theo thời vụ với mức lương trung bình từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.

 

Điều đáng nói là các công nhân làm việc tại xưởng của anh Chiến chủ yếu là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó còn có nhiều công nhân là nạn nhân chất độc da cam/điôxin. Điều này đã góp phần không nhỏ giúp nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn cải thiện kinh tế, ổn định cuộc sống.


Anh Chiến là một tấm gương sáng về nghị lực vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế điển hình tại địa phương là đối tác làm ăn thân thiết của ngư dân Quỳnh Dị.

 

Tá Chuyên

Ngư dân băn khoăn với tàu vỏ thép
Ngư dân băn khoăn với tàu vỏ thép

Nghị định 67/2014/NĐ - CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67), ban hành ngày 7/7/2014 đã tạo cú hích mạnh mẽ cho ngành thủy sản nói chung và hàng nghìn ngư dân tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Tuy nhiên...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN