Đưa vào sử dụng hệ thống máy xạ trị gia tốc hiện đại đầu tiên tại miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 27/2, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức khánh thành Hệ thống máy xạ trị gia tốc tuyến tính Synergy 160 lá thế hệ mới đầu tiên tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Chú thích ảnh
Hệ thống máy xạ trị gia tốc tuyến tính Synergy 160 lá tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Hệ thống gồm máy xạ trị gia tốc tuyến tính Elekta Synergy có hệ thống ống chuẩn trực 160 lá, có thể mở linh hoạt cho nhiều kích cỡ trường chiếu xạ khác nhau, làm tăng hiệu quả xạ trị. Bên cạnh kỹ thuật xạ trị thường quy 3D-CRT, máy có thể ứng dụng các kỹ thuật xạ trị tiên tiến như xạ trị điều biến liều, xạ trị điều biến hình cung theo thể tích (IMRT/VMAT), xạ phẫu (SBRT/SRS)… 

Đồng bộ cùng máy là hệ thống chụp cắt lớp kV XVI (Cone Beam CT), hệ thống thu nhập hình ảnh MV iViewGT được tích hợp trên thân máy gia tốc và các phần mềm quản lý thông tin người bệnh MOSAIQ, lập kế hoạch xạ trị MONACO. Qua đó, hệ thống máy xạ trị gia tốc tuyến tính thế hệ mới Synergy 160 lá cho phép thực hiện nhiều kỹ thuật cao nhằm xạ trị chính xác vào mục tiêu, tối ưu hóa tiêu diệt khối u, đồng thời giảm tác dụng phụ tối đa đối với các cơ quan khác trong cơ thể.

Hệ thống có thể triển khai điều trị ở các bệnh lý ung thư vùng đầu cổ, tiêu hóa, vú, phụ khoa, niệu dục, phổi, trung thất, U lympho ác tính; đặc biệt là xạ trị cấp cứu, xạ trị giảm đau và xạ trị ở trẻ em (có/không có gây mê).

Chú thích ảnh
Kỹ thuật viên điều khiển hệ thống xạ trị từ xa.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, máy xạ trị gia tốc tuyến tính Synergy 160 lá trị giá khoảng 80 tỷ đồng, là một trong những hệ thống xạ trị tiên tiến nhất hiện nay, tương đương với hệ thống xạ trị của các nước tiên tiến trên thế giới như Singapore, Thái Lan… Máy xạ trị gia tốc tuyến tính Elekta Synergy 160 lá nên diện tích của trường xạ sẽ lớn hơn, mỗi chiều là 40 cm, đủ để xạ trị toàn thân. 

Là đơn vị tiếp nhận, điều trị cho nhiều ca bệnh ung thư trên cả nước, việc đưa vào hoạt động hệ thống xạ trị sẽ giúp kiểm soát tốt hơn, đảm bảo chất lượng xạ trị, tối ưu hóa việc điều trị ung thư ở cả người lớn và trẻ em tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Tin, ảnh: Mai Trang (TTXVN)
Ca trực đêm tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện K Trung ương
Ca trực đêm tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện K Trung ương

17h, ca trực đêm tại khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện K Trung ương (cơ sở Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) bắt đầu. Khác với thời điểm ban ngày, kíp trực gồm 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng thường xuyên phụ trách khoảng 30 người bệnh nặng. Đặc thù của Khoa là đặc điểm bệnh lý, đối tượng đều là bệnh nhân ung thư. Vậy nên, trách nhiệm công việc càng lớn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN