Phát triển Nhà ở xã hội tại Việt Nam cần sự tham gia của khối kinh tế tư nhân

Nhiều năm trở lại đây, lĩnh vực phát triển nhà ở đô thị nói chung, nhà ở xã hội nói riêng đã mang lại diện mạo đô thị khang trang, tạo điều kiện cho nhiều người dân có các mức thu nhập khác nhau đều tiếp cận và mua được nơi an cư.

Riêng lĩnh vực phát triển nhà ở xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, nhằm cải thiện sự can thiệp của Nhà nước trong phát triển nhà ở và tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở xã hội cho một số nhóm đối tượng. Tuy nhiên, kết quả phát triển nhà ở xã hội hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, do một số nguyên nhân như sự thiếu hụt về nguồn lực tài chính, các chính sách về nhà ở vẫn chịu ảnh hưởng của cách tiếp cận nặng về trợ cấp, thiếu chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư để thu hút sự tham gia của nhiều bên liên quan.

Trước thực tế này, từ năm 2019, Chính phủ chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội để khắc phục những bất cập, nguyên nhân nêu trên.

Chú thích ảnh
Chuyên gia quốc tế tham luận tại hội thảo Đào tạo và Phát triển nhà ở xã hội Việt Nam.

Đây cũng là mục tiêu của hội thảo Đào tạo và Phát triển nhà ở xã hội Việt Nam do Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) phối hợp với Học viện Cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thị (AMC), Công ty tư nhân hoạt động thành công trong lĩnh vực cung cấp nhà ở xã hội (Compass Housing - Úc) tổ chức tại Hà Nội từ ngày 23 – 24/1.

Hội thảo nhằm đưa ra các giải pháp định hướng cho các nhà quản lý, quy hoạch đất đai, phát triển bất động sản và doanh nghiệp tư nhân phát triển nhà ở xã hội ở Việt Nam, trong đó có thể áp dụng các kinh nghiệm quốc tế tại các địa phương; đồng thời là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp thảo luận, tìm ra "tiếng nói chung", trong quản lý, đầu tư thị trường bất động sản phân khúc thấp như nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ tại Việt Nam.

Đại diện các Cục Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia trong nước, quốc tế đã thảo luận về kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội ở Việt Nam và các quốc gia khác như Úc, Thái Lan; về kiến thức và nâng cao năng lực triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam; về cách thức xây dựng mạng lưới đối tác với các tổ chức chính phủ (cấp Trung ương và địa phương)...

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, đối với lĩnh vực phát triển nhà ở xã hội, tới đây, khi có kinh tế tư nhân tham gia đầu tư xây dựng từng bước cải thiện hiệu quả chất lượng cung cấp nhà ở xã hội.

Tiến Hiếu/Báo Tin tức
Đề xuất giữ nguyên lãi suất cho vay nhà ở xã hội trong năm 2019
Đề xuất giữ nguyên lãi suất cho vay nhà ở xã hội trong năm 2019

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vừa trình Thủ tướng quyết định mức lãi suất cho vay ưu đãi năm 2019 là 4,8%/năm đối với các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN